Bệnh về huyết áp là nỗi lo của rất nhiều người | Những mối lo từ huyết áp So với huyết áp cao, huyết áp thấp ít được nhắc đến trong các tài liệu y học thế giới cũng như Việt Nam. Căn bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại đem đến những khó chịu không đáng có. |
Trong khi đó, việc chữa trị huyết áp thấp bằng thuốc thường ít tác dụng. Vậy cần phải làm gì khi huyết áp giảm xuống? Những thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống sẽ giúp trị bệnh hiệu quả hơn. Huyết áp sinh ra nhờ sự co bóp của tim để đẩy máu qua động mạch đi nuôi các tế bào của cơ thể. Theo y văn thế giới, một người được coi là có huyết áp bình thường nếu như huyết áp đo được ở mức khoảng 120/80 mmHg. Còn theo hằng số sinh học người Việt Nam, người trưởng thành có huyết áp tối đa trong giới hạn 90 – 140, huyết áp tối hiểu 50 – 90 mmHg. Vậy chỉ số huyết áp bao nhiêu gọi là thấp? Người bị coi là huyết áp thấp nếu như huyết áp tối đa dưới mức 65. Huyết áp thấp thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Thế nào là huyết áp thấp? Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát. Huyết áp thấp tiên phát (huyết áp thấp do thể trạng) thường gặp ở những người có thể trạng đặc biệt, từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng ở bộ phận nào trong cơ thể. Những người này luôn có huyết áp tâm thu ở mức 90mmHg, mặc dù vẫn đi lại, sinh hoạt bình thường. Họ chỉ hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu, ù tai hoa mắt… đôi khi thấy trống ngực, vã mồ hôi, tái mặt hoặc đang nằm mà đứng đậy đột ngột thì hoa mắt nặng có thể ngã hoặc ngất đi vài giây. Đây không coi là bệnh lý và không cần điều trị. Huyết áp thấp thứ phát là huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp. Những người huyết áp thấp thứ phát thường thấy mệt mỏi, toàn trạng yếu, giảm tập trung trí lực, hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế có thể thoáng ngất hoặc ngất… Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tụt huyết áp nhanh chóng này. Có thể là do mất nhiều dịch (sau tiêu chảy, nôn mửa, xuất huyết), hoặc mất máu nhiều do tai nạn, vết thương gây chảy máu; chảy máu trong như chảy máu dạ dày hoặc do một số bệnh khác hoặc sau khi dùng một số thuốc (thuốc chống viêm, dùng quá liều thuốc hạ huyết áp)… Huyết áp giảm đột ngột làm giảm lưu lượng máu đi tới não, gây thiếu oxy não... Bệnh nhân có thể vã mồ hôi, choáng váng hoặc ngất xỉu. Cũng có khi nguy hiểm hơn, huyết áp tụt do bệnh nặng như suy tim, nhồi máu cơ tim, ung thư, nhiễm trùng nặng… Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn đưa ra một số nguyên nhân khác như: Do suy giảm hoạt động của tuyết giáp; Do suy giảm gllucoza (đường) trong máu (dưới 2.5mmol/l) khiến cơ thể mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi; Hàm lượng hemoglobin thấp dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt; Nhịp tim chậm, dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể; Stress và di truyền… Những trường hợp tụt huyết áp như vậy, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu để tìm ra nguyên nhân để giải quyết kịp thời. Để chậm có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. |
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2009
Những mối lo từ huyết áp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét