Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Đánh giá tác động môi trường/môi trường chiến lược/Đề án bảo vệ MT

Chương 1: Ðại cương và nguyên tắc


1.1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, công chúng ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường, đến phát triển bền vững và cải tiến phương thức quản lý phát triển sao cho hài hòa với lợi ích môi trường. Cùng với sự quan tâm đó là sự ra đời của các quy định luật pháp mới (bao gồm các quy định của quốc gia và quốc tế, ví dụ như quy định của Uỷ ban Châu Âu) nhằm cố gắng làm thay đổi mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. Ðánh giá tác động môi trường là một ví dụ quan trọng về một trong những nỗ lực đó. Luật đánh giá tác động môi trường được áp dụng ở Mỹ đã hơn 20 năm nay. Năm 1985, Uỷ ban Châu Âu ra chỉ thị tăng cường áp dụng luật này ở các nước thành viên EC và kể từ năm 1988 - khi luật được giới thiệu ở Anh - nó đã trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh. Từ chỗ ban đầu chỉ có 20 báo cáo về tác động môi trường mỗi năm, hiện nay Anh đã có trên 300 báo cáo /năm và đây mới chỉ là “một góc nhỏ của tảng băng trôi”. Trong những năm 1990, phạm vi đánh giá tác động môi trường sẽ được mở rộng hơn rất nhiều. Do đó, chúng ta có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng việc đánh giá tác động môi trường gặp phải nhiều sự phản đối ở nhiều nước khác nhau, đặc biệt là ở Anh. Các nhà lập kế hoạch thanh minh rằng họ đã và đang tiến hành các đánh giá tác động môi trường, nhưng điều này chỉ đúng sự thật một phần. Nhiều chuyên gia về phát triển coi đánh giá tác động môi trường là một sức ép khác đối với sự phát triển, gây tốn kém thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, cả chính quyền trung ương cũng rất thiếu nhiệt tình. Ðiều đáng buồn cười là luật pháp Anh hiện nay chỉ dùng thuật ngữ “đáng giá môi trường”, lờ đi từ “tác động” vốn rất nhạy cảm về chính trị và nghe có vẻ tiêu cực. Thực ra, thuật ngữ này vẫn còn đang ở giai đoạn hình thành sơ khai. Do đó, trong chương này, chúng tôi đưa ra những giới thiệu đại cương về Ðánh giá tác động môi trường trên phương diện là một quy trình cùng với mục tiêu của quy trình đó; về các hình thức phát triển, môi trường và các tác động môi trường và các vấn đề liên quan đến Ðánh giá tác động môi trường hiện nay.


1.2. Bản chất của đánh giá tác động môi trường Ðịnh nghĩa: Có rất nhiều Ðịnh nghĩa về Ðánh giá tác động môi trường. Từ định nghĩa rộng của Munn (1979), theo đó cần phải “phát hiện và dự đoán những tác động đối với môi trường cũng như đối với sức khoẻ và sự thịnh vượng của con người, của các đề xuất, các chính sách, chương trình, dự án, quy trình hoạt động và cần phải “chuyển giao và công bố những thông tin về các tác động đó”. Theo định nghĩa hẹp của Cục môi trường Anh, “thuật ngữ “đánh giá môi trường” chỉ một kỹ thuật và một quy trình dùng để giúp các chuyên gia phát triển tập hợp những thông tin về ảnh hưởng đối với môi trường của một dự án và những thông tin này sẽ được những nhà quản lý quy hoạch sử dụng để đưa ra những quyết định về phương hướng phát triển.” Năm 1991, Uỷ ban Liên hiệp quốc về các vấn đề kinh tế Châu Âu đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và súc tích “Ðánh giá tác động môi trường là đánh giá tác động của một hoạt động có kế hoạch đối với môi trường.”


Quy trình đánh giá tác động môi trường (EIA)

Ðánh giá tác động môi trường là một quy trình có tính hệ thống nhằm xem xét trước những hậu quả mà các hoạt động phát triển gây ra cho môi trường. So với các cơ chế bảo vệ môi trường khác, cơ chế này tập trung vào ngăn ngừa ô nhiễm. Trước đây, các nhà quy hoạch tất nhiên cũng tiến hành đánh giá những tác động của phát triển đối với môi trường nhưng không thực hiện một cách có hệ thống, có kỷ luật như yêu cầu của một quy trình EIA. Quy trình Ðánh giá tác động môi trường bao gồm một số bước như đã nêu ở Hình 1.1. Những bước này được miêu tả ngắn gọn dưới đây và sẽ được bàn kỹ hơn từ chương 4 đến chương 7. Cần chú ý rằng mặc dù các bước được liệt kê lần lượt theo kiểu đường thẳng nhưng Ðánh giá tác động môi trường là một hoạt động có tính quay vòng, giữa các bước có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong thực tế, việc đánh giá tác động môi trường có nhiều điểm khác so với quy trình trong Hình 1.1. Ví dụ như, luật Ðánh giá tác động môi trường của Anh hiện nay không yêu cầu một số bước, ví dụ như: xem xét các giải pháp thay thế, giám sát sau khi đưa ra quyết định (Cục môi trường Anh 1989). Ngoài ra thứ tự các bước trong quy trình cũng có thể thay đổi.

1 nhận xét:

  1. sao mình vào search chương 4 với chương 7 của phần đánh giá tác động môi trường mà ko có? chỉ cho mình được ko?

    Trả lờiXóa