I.PR trong quảng bá hình ảnh
1. Định nghĩa và mục tiêu của hoạt động PR
* Định nghĩa:
- PR là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có liên hệ hữu cơ, nhất quán nhằm xây dựng:
+ Một hình ảnh
+ Một quan điểm
+ Một ấn tượng
+ Một sự tin cậy
PR: phát triển thương hiệu - Marketing: xây dựng thương hiệu
* Quan hệ cộng đồng
- Hiện nay PR chưa được chú trọng do:
+ PR là hoạt động nhắm vào nhiều đối tượng hơn thay vì chỉ hướng tới khách hang tiềm năng.
+ Người chịu trách nhiệm PR có thể không phải là người chịu trách nhiệm Marketing.
Hiện nay các công ty có xu hướng làm Mar và PR là hai phòng riêng.
VD chương trình PR: Đèn đom đóm của Sữa cô gái Hà Lan:
Xuất phát từ chuyện: Sự hiếu học của Mạc Đĩnh Chi. Anh là người xuất thân nghèo khó. Ban ngày phải lên rừng đốn củi để bán và không có đủ tiền đi học. Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học, anh đã đứng nhìn lén bài học của thầy giáo và tối muốn anh bắt đom đóm vào quả trứng thay đèn dầu học. Chính sự hiếu học đó của Mạc Đĩnh Chi mà sau nay anh đã là một trạng nguyên giỏi.
Chương trình đèn đom đóm đã đạt kết quả thành công:
Trong mỗi lốc của sữa cô gái hà lan có các bộ xếp hình về nhà, xe cộ rất đơn giản và đẹp. Trẻ con rất thích và dần dần xác lập được thói quen cho trẻ là uống sữa và xếp hình.
Cô gái hà lan đã thành công trong việc xác định khách hang mục tiêu của mình không phải là ông bố, bà mẹ mà chính là trẻ con - với sự hiếu động, tò mò và hay khám phá của mình đã bắt bố mẹ phải mua bằng được sữa cô gái hà lan có bộ xếp hình.
Chiến dịch này có thể làm được 15, 20 năm.
* Đặc điểm của PR:
- Ít tốn kém:
VD: Về chiến dịch PR của PS nhằm chiếm lĩnh lại thị trường
Năm 2004: PS đang chiếm lĩnh thị trường với 73%.Nhưng khi Cogate nhảy vào thị trường Việt Nam thì thị phần của PS đã giảm xuống 41%.
Và công ty của Thầy Phương đã được thuê với giá 500.000USD: trong vòng 6 tháng phải lấy lại được vị thế số 1 của PS.
Công ty đã lựa chọn một chiến lược PR hết sức thành công: - PS nụ cười việt Nam
- Không chọn phương án là quảng cáo trên truyền hình với chi phí trung bình 30 triệu/ 15 giây/ lần. Thường xuyên xuất hiện thì chi phí sẽ đội lên bao nhiêu????
- Hay không quảng cáo trên báo chí: báo bong đá với mức giá 30 triệu đồng / số báo…
- Không hướng tới khách hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Đà nẵng
Mà tập trung tại thị trường play ku, Gia lai, Đăc Lắc… khu vực Tây Nguyên – Nơi có tập tục không đánh răng.
1 đoàn gồm 37 chuyên viên của Công ty cùng 50 người là y tá bác sĩ chuyên về răng miệng. Suốt 2 tháng ròng rã đã đi Tư vấn, khám, hàn miễn phí cho người dân ở đó. Đồng thời tư vấn cho họ phải có thói quen đánh răng ít nhất 1 ngày/ 1lần trước khi đi ngủ. Công ty phải có 1 đội ngũ chuyên giám sát việc đánh răng của họ sao cho tạo thành 1 thói quen.
Đối với chủ tịch Ubnd thì lấy cao răng miễn phí
Đối với chủ tịch Huyện thì còn trắng răng miễn phí.
Sau thời gian đó: Chính đài truyền hình VTV3, VTV1 đã chủ động đến Tây NGuyên làm phóng sự về việc làm trên của PS. Và đã được chiếu phóng sự của PS là một hoạt động từ thiện với thời lượng 60 phút ( không phải mất 1 chi phí quảng cáo nào – mà tiếng vang lại xa)
Hết đài truyền hình đưa tin thì báo chi lại nhảy vào đưa tin tiếp về sự kiện này…..
Sau 4 tháng PS đã nâng được % chiếm lĩnh thị phần của mình từ 41% lên 55%
Chiến lược PR thành công ở các mặt:
- Thời gian: 4 tháng ( sớm hơn 2 tháng)
- Mục tiêu lợi thế
- Chi phí cạnh tranh: Tông chi phí công ty phải chi là 270.000usd
- Giá rẻ hơn rất nhiều so với quảng cáo
- Đối tượng cụ thể
- Tính đáng tin cây
- Khó điều khiển
- Khả năng trình bày lặp đi lặp lại thông điệp bị hạn chế.
- Hiệu quả công hưởng với các biện pháp khác.
Ví dụ1: về tính đáng tin cậy trong chiến lược PR cho sách: “ Những điều chưa kể của HHVN” do TBT báo tiền phong – Dương Kỳ AnhChiến dịch PR gần giống như chiến lược đối với : “ Tự truyện Lê Vân yêu và sống”
Đăng 2 kỳ trên số tiền phong cuối tuần
Kỳ 1: với nội dung: HH Nguyễn Thị Huyền vì sao bị cạo trọc đầu, bị gọi điện khủng bố….. Hãy đọc sách “ Những …” sẽ rõ.
Chiến dịch PR này thất bại thảm hại do không đảm bảo được tính bí mật xác thực, thuyết phục. Nhưng thông tin trên chúng ta đều thấy là thông tin lá cải.
Ví dụ 2: Sự nhầm lẫn giữa PR và khuyến mạichiến dịch khuyến mại trúng thương xe đạp của Cocacola.
Việc lắp ghép các bộ phận của xe đạp nhưng nắp cocacola có hình yên xe đạp là rất hiếm và không biết có với số lượng bao nhiêu.Rất nhiều khách hang hoài nghi về sự trung thục của chiến dịch khuyến mại naỳ.
Chiến dịch này là một trong các chiến dịch marketing nhằm để kích cầu chứ không phải chiến dịch PR
* Triết lý của PR
- Một bầu không khí tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau
- Tôn trọng sự thật
- Một tư duy hướng về tương lai:Thông tin, quan hệ, giao tiếp.
- Thuyết phục bí mật và xác thực
* Nguyên tắc của PR
- Thông tin: đúng đối tượng, đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách bằng phương tiện phù hợp.
- Đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức
- Thực hiện thông tin 2 chiều
- Đảm bảo tính nhất quán theo thời gian
Chiến dịch PR có thời gian nhất định, thời gian thực hiện bao giờ cũng dưới 6 tháng.
VD Media list:
I. Chi phí quảng cáo trên truyền hình Thời gian thời lượng chi phí
1. VTV3
2. Đài truyền hình Hà Nội
3. VTV1….
II. Chi phí quảng cáo trên báo chí Diện tích Số kỳ Chi phí
1. Báo tiền phong
2. Báo Lao động…
III. ……
IV: Chi phí nghệ thuật
1. Thuê ca sĩ
2. Thuê MC…
V. Chi phí khác
VI. Chi phí PR: …
Tổng:
* Đối tượng của PR
- Khách hang
- Người trung gian, nhà phân phối
- Nhà cung cấp
- Giơí tài chính
- Nhân viên
- Công chúng
- Chính Quyền
3 Đối tượng chính của PR gồm : công chúng, chính quyền và khách hang.
Có PR nội bộ, lobby, vận động hành lang
+ Xác định thái độ của đối tượng:
- Thái độ và ý kiến của các đối tượng là nền tảng cơ bản cuả hoạt động PR.
- Mục đích: Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động trong tương lai
Giúp nhận ra các điểm yếu của công ty và xác định thứ tự ưu tiên để điều chỉnh
Cung cấp các bằng chứng định lượng
Cho phép hiểu biết sâu sắc không những về các đối tượng nghĩ gì về công ty mà còn tại sao lại có suy nghĩ như vậy.
2. Các bộ phận cấu thành của PR.* Tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể (thời gian làm PR có thể trong 4 đến 6 tháng nhưng hiệu quả mang lại phải được tính theo hang năm…)
- Đó là việc trợ giúp thiết lập và phát triển quan hệ với công chúng trong dài hạn.
- Người làm PR phải nắm vững:
+ Tính chất của sản phẩm
+ Mục tiêu của sản phẩm
+ Đối tượng của sản phẩm
+ Các đặc điểm tâm lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp lý của địa phương
+ Các thế lực có ảnh hưởng tới lĩnh vực hoạt động của sản phẩm/ công ty.
Ví dụ: Tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể cho công ty bia Huế. Hàng năm công ty bia huế đóng 87 tỷ VNĐ trên doanh thu cho nhà nước. Là một công ty bia thuộc hang đại gia tại tp Huế nhưng khi phát triển thị trường tại các địa điểm khác lại không thành công. Chính vì vậy họ đã thuê 1 công ty xây dựng chiến lược tổng thể phát triển thị trường khác cho họ. Với mục tiêu: 6 tháng là đẩy mạnh thị phần tiêu thụ từ 7% lên 15% tại các tp lớn.
Tại tp Đà Năng: nơi cách tp Huế đèo Hải Vân thì vị trí đã bị đảo lộn: Tại TP huế thì Bia Huế đứng vị trí số 1 nhưng sang đến ĐN thì không có chỗ đứng trên thị trường… Nguyên nhân đặc biệt là do bia Laru ở Đà Nẵng đã có mối quan hệ, có ảnh hưởng tới chính quyền TP Đà Nẵng…
* Quan hệ báo chí
- Tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí.
- Tổ chức thông tin nhanh để cập nhật thông tin cho giới báo chí
- Tạo điều kiện tổ chức các buổi phỏng vấn, phóng sự đặc biệt.
Cán bộ PR ngoài việc giỏi tiếng anh còn phải có ngôn ngữ tiếng việt phong phú: chuẩn lời nói, cách viết, biểu đạt.. đê quan hệ vơi giới truyền thông tốt - lực lượng ảnh hưởng thứ 2 trong nền kinh tế. Quan hệ với giới truyền thông nếu không có mối quan hệ trước thì có = 2 cách: Nhờ quan hệ của người khác hoặc bằng tiền.
Ví dụ các công ty có buổi gặp gỡ báo chí hang năm: Big C, Metro, Earns & Yuong: Gặp 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 8
Lưu ý: Khi viết thông cáo báo chí để được đăng lên trang nhất cần các yêu cầu kỹ thuật: nội dung dưới 350 chữ, cỡ 12. font times new roman, căn phải trái 5, trên dưới 7.
* Tổ chức các sự kiện
- Sắp xếp tổ chức hội chợ triển lãm
- Tổ chức hội thảo chuyên đề
- Lễ khánh thành, lễ động thổ
- Tổ chức các bữa tiệc chiêu đãi
- Họp mặt các đại lý
- Tổ chức giới thiệu sản phẩm mới.
Ví dụ: Buổi lễ ra mắt giới thiệu sản phẩm mới của Nokia: N95
Cách 3 tháng khi tung ra sản phẩm N95 chính thức có mặt tại Việt Nam thì Nokia đã tổ chức buổi lễ giới thiệu sản phẩm mới với các mẫu thiết kế sẵn.
Khi chính thức tung ra sp N95 Nokia tổ chức lễ giới thiệu tại các tp lớn
Sau 2 tháng tung ra sp N95, Nokia lại tiếp tục tổ chức lễ giới thiệu sphẩm mới
Nhằm nhắc nhở khách hang sản phẩm và dịch vụ Nokia luôn hoàn hảo với chất lượng cao.
* Quan hệ cộng đồng
- Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với các nhóm công chúng.
- Tạo môi trường đối thoại 2 chiều
- Tác động hoặc thay đổi nhận thức, định kiến quan điểm một cách có lợi cho tổ chức.
- Bảo vệ, quảng bá và phát triển: hình ảnh tổ chức, sản phẩm dịch vụ.
- Quan hệ cộng đồng bao gồm:
+Quan hệ báo chí.
+ Bảo trợ, quảng bá sản phẩm.
+ Thông tin về tổ chức
+ Vận động hậu trường.
+ Tư vấn về quan hệ với các nhóm công chúng và hình ảnh công ty
+ Ngăn chặn, khắc phục khủng hoảng tín nhiệm.
+ Tổ chức sự kiện.
Ví dụ: Tập đoàn Việt Á là một tập đoàn lớn chuyên cung cấp tủ điện, đường dây điện cáp Bắc Nam… chính vì đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh mà tập đoàn Việt Á có riêng 1 phòng mang tên: PR – lobby. Chuyên vận động hậu trường. Hay Trung Nguyên cũng là một ví dụ khi Trung Nguyên được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến tận phân xưởng trao tăng huân chương lao động??? không phải là ngẫu nhiên.
Lương của vị trưởng phòng PR lobby của tập đoàn Việt Á là3900USD/ tháng và được cho vay trong 30 năm với lãi suất 0.001% để sở hữu căn hộ rộng 280m2 trị giá: 350000usd ( coi như ký vào 1 bản án tù trung thân). Bù lại lá gan của anh ta đã bị hỏng.- Các công cụ phổ biến:
+ Ấn phẩm ( Báo cáo thường niên, brochures, newsletter)
+ Sự kiện: họp báo, bảo trợ, thi, quyên góp, vv
+ Tin
+ Diễn thuyết
+ Biểu trưng
Ví dụ1: về diễn thuyết: Nguyễn Trần Bạt là nhà diễn thuyết hang đầu Việt Nam với 8 triệuđ/h diễn thuyết. Ông đã làm PR cho bản thân mình bằng việc diễn thuyết miễn phí 2 ngày cho sinh viên tại TP HCM. Ngoài cái tâm dành cho sinh viên thì đây là kế hoạch ông đã đặt ra từ trước. Chúng ta có thể vào trang www.chungta.com để xem các bài diễn thuyết của ông.
Ví dụ 2: về tin: yêu cầu phải ngắn gọn, thời sự cao, đồn miệng, tâm lý đám đông. Nguyễn Hữu Ước- TBT báo an ninh thế giới đã áp dụng công cụ này:
ANTG tuần đầu tiên xuất bản chỉ có 800 bản. Chính trong tuần đó, tự tay ông đã cầm báo đến tất cả các đại lý cửa hang báo và hội nghị… Dành 150 bản làm báo biếu. Cón 600 bản bán ra thị trường. ông đã bán xe cuả mình đi để nhờ người thân lấy tiền đó ra tất cả các sạp báo mua hết báo ANTG. Tin đồn bắt đầu lan ra từ nhà phát hành đến các chủ sạp báo… rằng: tờ báo mới mà bán chạy như vậy chắc nó phải có cái gì…. Chính vì vậy đến 2 tuần sau thì ANTG đã phát hành 14000 bản. Bây giờ là : 246000 bản.
Ví dụ 3: Biểu Trưng. Các sản phẩm của Huyền mobile đều được dán tem Huyềnmobile lên sp. Dù sp đó của hang nào. Đây là một kiểu biểu trưng.
* Các hoạt động tài trợ cộng đồng;
- Tài trợ từ thiện xã hội
+ Hình thức: các hoạt động văn hoá – xã hội
+ Mục tiêu: Xây dựng bản sắc của Công ty với tư cách là một thể chế
+ Thông điệp: Dân sự
+ Công chúng; cộng đồng mục tiêu
+ Thực thi: làm tăng giá trị “tinh thần”, kín đáo
+ Thời hạn: dài
VD: chương trình đèn đom đóm của sữa cô gái Hà Lan …. với ý nghĩa của nó thì có thể kéo dài đến 15, 20 năm nữa.
- Taì trợ thương mại:
+ Hình thức: các hoạt động thể thao
+ Mục tiêu: Tạo lập mối liên hệ giữa nhãn hiệu và một sự kiện
+ Thông điệp: Marketing
+ Công chúng: người tiêu dùng tiềm năng
+ Thực thi: làm tăng giá trị thương mại gắn trực tiếp với sự kiện ( trước, trong và sau)
+ Thời hạn: trung bình và ngắn
- Điều kiện quyết định hiệu quả của tài trợ
+ lựa chọn sự kiện tài trợ: trọng điểm quan tâm của khách hang mục tiêu: gần với địa bàn, giá trị và cương lĩnh của doanh nghiệp
+ Dễ nhìn, nhận biết trên hiện trường
+ Đảm bảo thời hạn và tính liên tục của hoạt động
+ Quan hệ với giới truyền thông
* Các mối quan hệ xung quanh một tổ chức; chính quyền, báo chí, khách hang, đối tác, nhân công, công chúng.
* Quan hệ PR đối nội. – PR in house ( Mỗi người làm PR và văn hoá doanh nghiệp)
- Hội nghị cán bộ, công nhân viên
- Lễ kỷ niệm ngày truyền thống.
- Lễ bình chọn nhân viên xuất sắc
- Tổ chức cuộc dã ngoại, du lịch.
VD: Công ty máy tính Trần Anh đã thuê công ty của thầy Phương làm PR đối nội với việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp: từ bác bảo vệ phải đưa tike cho khách = 2 tay đến từng nhân viên khác trong công ty máy tính trần anh.
Tập đoàn FPT là tập đoàn có văn hoá doanh nghiệp mạnh nhất: với tác phong… con người FPT
*** ưu thế của PR
- Độ tín nhiệm cao
- Dễ tiếp cận đối tượng hơn
- Nâng cao hình ảnh côgn ty, sản phẩm.
- Hiệu quả nhiều phương diện
- Khả năng trình diễn đa dạng thông tin
- Gắn chặt với chiến lược thương hiệu
- Là hoạt động thường xuyên của tổ chức
PR khắc phục được hội chứng quảng cáo: Khuyếch trương, thương mại và đứt đoạn thời gian. Chúng ta đều biết quy tắc của thị trường là bán cái mà người ta cần chứ không phải bán cái mà mình có. Chính vì vậy quảng cáo là nói cái mà người ta thích chứ không phải nói cái mình sướng. Khi các chương trình quảng cáo trên TV được chiếu xen giữa các bộ phim hay chương trình thì đa số chúng ta đều không xem (chuyển sang kênh khác, tắt đi hay đi làm việc). Bên cạnh đó chúng ta cũng không tin nhiều vào quảng cáo nữa. Dù vậy quảng cáo vẫn có tính hiệu quả của nó là nhắc nhở đến thương hiệu sản phẩm.
PR không nhằm vào mục tiêu doanh thu, lợi nhuận ngắn hạn mà là lâu dài. Tuy nhiên nó cũng mang lại hiệu quả nhanh với các chiến dịch PR hiệu quả đánh vào tinh thần, tâm lý, giá trị đạo đức của xã hội. Như chương trình LG – tài trợ đường lên đỉnh Olympia, Honda- tôi yêu Việt Nam, Viettel – tấm long người việt……
Càng ngày người ta càng kiếm được nhiều tiền hơn thông qua cách người ta cung cấp sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng”
* Công việc cán bộ PR- Trụyền thông (communication)
- Tổ chức sự kiện đặc biệt (special events)
- Nghiên cứu và đánh giá (Research and evaluation)
- Lập kế hoạch, chương trình (programme planning)
- Soạn thảo và biên tập (writing and editing)
- Thiết kế và sản xuất (Productiong)
- Quan hệ với giới truyền thông (media relations)
* Hình ảnh một PR chuyên nghiệp
- Tính chất công việc khắt khe, đòi hỏi kiến thức và những kỹ năng tổng hợp
- Nhiệm vụ chính -> tạo sự tin tưởng cho đối tượng quảng bá
- 3 tiêu chí: Ý chí, trí tuệ và lương tâm
3. Cách làm cán bộ PR chuyên nghiệp
3.1. Cách thức
- Hãy là một người “nghiền” chương trình TV (thời sự, TV talk, show, games…)
- Rèn luyện cách viết lách
- Luyện giọng
- Chăm sóc hình thức bên ngoài của mình
- Thực tập
- Tiếp cận các nhà tuyển dụng, hội thảo
- Tham dự phỏng vấn
3.2. Những điều tối kỵ trong một chiến dịch tiếp thị
- Văn hoá vùng miền
Ví dụ1: Văn hóa vùng miền của Việt Nam thể hiện rất rõ qua: bắc – trung – nam. Miền trung thì Huế khác Đà Nẵng. Miền Nam thì Sài Gòn khác Lục tỉnh.
Cụ thể tại Festival Huế 2006. công ty chịu trách nhiệm tổ chức đã bị thất bại vì không tuân thủ nguyên tắc văn hoá vùng miền.
Festival huế 2006 được diễn ra với các lễ hội, chương trình văn hoá, ẩm thực rất thành công. Đến buổi tối cuối cùng của festival bao giờ cũng phải có bữa tiệc: Gala dinner với sự tham gia của tất cả các khách mời quan trọng và cơ quan chính quyền. Yêu cầu của gala dinner về món ăn là phải ngon, bổ , đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt phải quảng bá được văn hoá ẩm thực cho các vùng miền. Công ty đã chọn món ăn là bún bò huế và cháo hến với một lượng nhỏ cho 1 suất ăn ( như là để ăn thưởng thức). Và chúng ta cùng nghĩ xem tại sao họ lại bị thất bại trong bữa tiệc này. Món ăn đã đảm bảo được các yêu cầu đưa ra nhưng có vấn đề gì ở đây????
Chính là họ đã không tuân thủ văn hoá vùng miền. Món bún bò huế ăn ngon thì phải có rất nhiều rau sống. Và trong các loại rau sống đó có rau chuối - một loại rau mà người huế rất sợ khi nhìn thấy vì họ như nhìn thấy hình ảnh khổ sở ngày xưa của mình suốt ngày phải ăn rau chuối. Họ đã nói với người của công ty rằng: các anh thật sự độc ác
thứ 2: món cháo hến và bún bò huế ăn ngon thì phải rất cay. Và điều tất nhiên là không phải ai cũng ăn cay được.
Chính việc đó mà công ty này đã không bao giờ còn có cơ hội hợp tác với chính quyền thừa thiên huế nữa.
- Tâm lý hành vi
Ví dụ 2: Sự kiên về cuộc triển lãm xe ô tô của một hang xe danh giá.
Công ty tổ chức đã đưa ra một chiến lược rất hay với việc: Thuê một đội ngũ người mẫu với vẻ đẹp đài các, sang trọng, chân dài, da trắng và xinh đẹp. Cùng với một chương trình đào tạo cho các cô về cách để tay trên vô lăng, cách mở cửa xe sao cho gợi cảm ……. Tất cả đều rất chuyên nghiệp và hoàn hảo.
Sáng thứ 3 hội chợ triển lãm diễn ra… tất cả đều tốt đẹp cho đến 11h15 – khi khách tương đối vắng thì có 1 cô người mẫu đã có một hành vi không tốt - mất lịch sự đó là: cô ta ngó quanh và ko thấy ai. Cô ta đã dùng tay lấy sỉ mũi và búng nó xuống đất. Chính hành vi đó đã khôgn qua khỏi mắt của vị tổng giám đốc của hang xe. Vị TGĐ đó đã gọi người chịu trách nhiệm vào và nói với anh ta rằng: Với hành vi của cô người mẫu chúng tôi đã đánh giá đựoc chất lượng tổ chức sự kiện của công ty anh.
Vì việc không kiểm soát được tâm lý hành vi mà công ty đó đã vĩnh viễn mất cơ hội được hợp tác với một hang xe lớn như vậy.
- Định kiến về tôn giáo
Ví dụ 3: 1 công ty PR chịu trách nhiệm tổ chức một bữa tiệc baberkiu với số lượng khách mời là quan chức: 30 người và cách khách mời là quý ông, quý bà. Đựoc chuẩn bị rất hoàn hảo từ giấy mời đẹp, đĩa CD, rượu Jony waker… thịt bò nướng.
Gần đến bữa tiệc thì phát sinh khách mời: đó là có 2 đại sứ quán Ấn độ. Và họ đã làm ầm lên tại bữa tiệc đó vì họ thấy đấng thần linh của họ đang bị quay trên lửa ( thịt bò). Chính vì lý do đó mà bữa tiệc đã bị hoãn lại và thất bại thảm hại.
- Không có tính nền tảng: tính thời sự và tính thực tế (đã có ví dụ về Tự truyện Lê Vân và sách: những điều chưa nói về HHVN)
- Nhân lực không được sang lọc kỹ
- Thiếu những điều kiện cần để xây dựng tâm lý cống hiến.
Ví dụ 4: Đối với các buổi lễ động thổ hay khánh thành các công trình lớn thì luôn luôn có sự có mặt của các quan chức cấp cao với một tâm lý cống hiến cho xã hội là: Mặc bộ vest, khi đến giờ tay cẩm xẻng và xúc đất… làm tượng trưng cho truyền thông quay. Điều không thể thiếu trong chiến dịch PR này là đội ngũ công nhân viên đứng ở dưới reo hò, vỗ tay. Lấy đâu ra hang nghìn công nhân của công ty đó đứng đấy. họ còn phải đi làm chứ. Chính vì vậy mà côgn ty PR đã phải thuê bộ đội hay học sinh ở trại giáo dưỡng đóng giả làm công nhân cho công ty đó. Với mục đích biểu dương lực lượng, tạo tâm lý cống hiến và muốn gửi thông điệp: công ty A luôn luôn đủ nhân lực đáp ứng moị côgn trình
Một sai làm xảy ra là: công ty PR đó chỉ trả cho một người đóng thêu là 8000 hay 12000đ và lại đưa cho người đứng đầu của họ. Trong khi đó có thể tiêu tốn đến hàng trăm triệu để tổ chức 1 bữa tiệc chiêu đãi các quan chức. Điều này đã làm cho họ phẫn nộ và họ làm loạn.Bạn thử tượng tưởng hơn 1000 ngưòi là bộ đội, học sinh trại giáo dưỡng làm loạn thì sợ như thế nào????
- Do’s and taboo’s ( Các cử chỉ nên và không nên)
Ví dụ 5: Cũng tại cuộc triển lãm của hang xe lớn trên. Buổi tối họ tổ chức bữa tiệc mừng với sự tham gia của nhiều khách mới và quan khách. Điều không thể thiếu là văn nghệ. Để phù hợp với tiêu chí của hãng xe, công ty PR đã mời ca sĩ Kim với các tiết mục của cô, khan giả vỗ tay không ngớt. Tuởng như vậy là thành công rồi ai ngờ….
PTGĐ của hang xe gọi ngưòi trưởng phòng PR vào và mắng té tát anh ta. Sau đó anh ta đã gọi Kim vào và bảo: “em hãy biểu diễn lại tất cả vũ đạo của bài hát lại cho anh” khi xem xong anh ta kêu lên: “em diễn thế này là chết anh rồi” vì sao ạ???
Trong động tác của kim có cử chỉ: chiến thắng ( chữ V), good (giơ ngón cái ra) và tay làm hình đầu bò trúc xuống ( ca từ có từ Fuck). Chính hành động này của Kim đã làm cho chiến lược PR bị thất bại.Nhưng không phải do Kim mà do trưởng phòng PR không nắm đựoc Do’s anhd Taboo’s. Vị PTGĐ là người Taxas và hành vi đó có nghĩa là ông ta bị Cắm sừng.Vô hình chung trong bữa tiệc đó ông ta bị cắm sừng trên dưới 10 lần. ( Hook and harn)
Những quyển sách phải đọc khi muốn làm PR chuyên nghiệp:
1.Những quyển sách gối đầu giường: ( đọc lại nhiều lần vẫn thấy bổ ích)
-Đắc nhân tâm
- Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc để làm
- Tượng đồng đen một chân. ( Nói tất cả văn hoá, thủ tục, hủ tục của vùng tây nguyên, việt nam và các nước châu á một cách chân thực và sốgn động nhất)
- Hồ sơ văn hoá Mỹ ( nhà văn Hữu Ngọc) viết về văn hoá mỹ từ căn cơ đến hiện tại. Nước mỹ không có văn hoá riêng nhưng nước mỹ lại là nơi tập trung nhiều nên văn hoá nhất
- Do's and taboo's
- Dangerous English ( những câu nói,chữ trong tiếng anh nên tránh và nguy hiểm không nên dùng: như cùng 1 hành động có 3 cách nói: lịch sự, thoải mái và tục tĩu)
2.Những quyển sách về PR
- Public relations: của nước ngoài và được viết rất đơn giản về tất cả các kiến thức về PR. Khi đọc cuốn này chúng ta có thể hiểu hết đựoc về PR một cách cơ bản.
- Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi
- 100 thương hiệu thất bại
3. Các phần mềm hỗ trợ bạn trong công việc PR và quản lý
- The way the thing work ( 1 bộ 8 đĩa cd)
- Operational managêrment soft...
4.Địa chỉ mua;
- Phần mềm: phố Lý nam đế
- Sách: ĐInh lễ
- Một số sách về Tiếgn anh không bán tại Việt Nam: Public relation, do's and taboo's, dangerous english
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét