Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

NHỨNG PHẦM CHẤT NỔI TRỘI TRONG TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT

Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông Cửu Long...và dọc theo duyên hải. Chính vì vậy, người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. "Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam"(GS Phan Huy Lê;các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay)

Bắt nguồn từ "nền văn minh lúa nước", những phẩm chất nổi trội trong văn hóa nhân cách của người Việt là:
1. Khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo.
2. Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách.
3. Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ xa hoa.
4. Tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn.
5. Cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ.
6. Trọng tuổi tác, trọng người già (Lão quyền)
7. Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa.
8. Tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ.
9. Tâm lý bình quân chủ nghĩa.
10. Nhân ái, vị tha, rộng lượng.
11. Nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười (cơ sở của chủ nghĩa thân tộc - một người làm quan cả họ được nhờ)
12. Tâm lý sống lâu lên lão làng - đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm.
13. Tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc không cầu thị

Trai khôn chọn vợ

Phẩm chất quan trọng nhất của một người con gái chính là tấm lòng lương thiện, chữ Hiếu là biểu hiện đầu tiên của sự lương thiện đó.
Dưới đây, tôi muốn chuyển đến các bạn một trang nhật ký của một chàng trai, để cùng chia sẻ với mọi người, hi vọng nó sẽ trở thành cẩm nang cho mỗi chàng trai trước ngưỡng cửa hôn nhân.
Bản lĩnh của một người đàn ông thể hiện ở nhiều phương diện, trong đó có chuyện lấy vợ, bạn chọn người vợ như thế nào tức là bạn chọn cuộc sống của mình như thế ấy.
* Phẩm chất quan trọng nhất của một người con gái chính là tấm lòng lương thiện, chữ Hiếu là biểu hiện đầu tiên của sự lương thiện đó. Trong thiên hạ, có biết bao nhiêu chàng trai khổ sở giữa mẹ và vợ? Nếu một cô gái sắp trở thành vợ của bạn hỏi: Nếu mẹ em và anh cùng bị ngã xuống sông, anh sẽ cứu ai? Thì cũng nên "quên" nàng đi là vừa, vì người ấy sẽ không bao giờ có thể trở thành một người vợ tốt.
* Có trí tuệ là một yêu cầu quan trọng đối với một người phụ nữ tân tiến. Người con gái có nội tâm phong phú vì được tu dưỡng luôn có khả năng rút ngắn khoảng cách đối với mọi người.
* Người con gái biết điều đối với đàn ông vô cùng quan trọng, ở nhà nàng có thể tha hồ công kích bạn, nhưng trước đám đông thì tuyệt đối không được châm biếm hay đàm tiếu về người đàn ông của mình. Một cô gái mà chẳng biết giữ gìn thể diện được cho chồng, thì cũng không có gì phải nuối tiếc cả.
* Có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, không ỷ lại và phụ thuộc vào người đàn ông để kiếm kế sinh tồn mới là cô gái độc lập và có lòng tự trọng.
* Không ham hố vật chất cũng là một phẩm chất đặc biệt quan trọng! Những cô gái thích hư vinh luôn khiến các chàng trai bị "viêm màng túi", vậy nên người vợ của bạn muốn gì thì cũng nên là người sống giản dị, có thể đồng cam cộng khổ với mình.
* Biết giá trị của bản thân là thước đo phẩm hạnh của người đàn bà. Đừng tìm vợ ở quán bar hay vũ trường nhộn nhịp mà hãy tìm những cô gái biết giá trị của mình không nằm ở "bộ sưu tập đàn ông" mà nàng có.
* Nếu bạn yêu nàng thực sự thì hãy khơi dậy nét ngây thơ tiềm ẩn trong nàng. Cô gái còn giữ chút ngây thơ sẽ là bến đỗ bình yên cho cuộc đời bạn sau mỗi cơn giông bão!
* Nàng nhất định phải là một cô gái chăm chỉ, công việc sẽ lấy đi của nàng của thời gian rảnh rỗi với những suy nghĩ vẩn vơ, công việc cũng khiến nàng có niềm vui và sự tự tin vào bản thân mình, nó cũng giúp nàng khống chế những thú vui tầm thường và không bị rơi vào khủng hoảng tâm lí.
* Còn nữa, về mặt hình thức cũng không kém phần quan trọng, chỉ cần nàng "ưa nhìn" thì mọi chuyện coi như là rất ổn. Thêm vào đó, nàng cũng nên biết một vài kiến thức căn bản về y học thường thức cơ bản, thì thật là tuyệt vời.
* Và điều sau cùng bạn cần phải biết, đó là cuộc sống hôn nhân là một thế giới có sắc màu, có hạnh phúc xen lẫn khổ đau, có tỉnh và động... Vậy nên, một cô gái không nhận thức được điều đó, không có "đủ độ" lãng mạn cần thiết cũng chẳng có một tâm hồn nhạy cảm, thì hi vọng nàng trở thành một người vợ tốt là cực kì khó khăn.
Những tiêu chuẩn này bạn tôi đã viết ra dựa trên kinh nghiệm của rất nhiều người. Có được một người vợ hội tụ đủ những tiêu chuẩn ấy, thì cho dù cho mặt trời và các vì tinh tú có biến mất xung quanh ta, núi non cây cỏ có khánh tận thì hạnh phúc vẫn luôn hiện hữu quanh ngôi nhà của bạn, tình yêu vẫn luôn đơm hoa kết trái cho riêng hai người.
Theo TGPN
(thoibaoviet.com)

Tình yêu qua mạng chỉ là phiến diện

Nếu yêu bên ngoài có ôm, hôn, nhìn, có kỷ niệm chung bằng hoạt động, bằng các quan hệ xã hội muôn màu muôn vẻ, thì yêu qua mạng chỉ là lời nói mà thôi. Không có, hoặc có thì cũng ít, ánh mắt, cử chỉ, giọng nói, bối cảnh… nên dễ dẫn tới hiểu lầm. (Thanh Van)
>
Có viển vông khi yêu qua mạng?

From: Thanh Van
Sent: Sunday, February 10, 2008 10:03 PM
Subject: Tam su- yeu qua mang cua anh Tan Viet

Thân chào anh Tân Việt,

Với tư cách là người đã chứng kiến và có hiểu biết về tình yêu qua mạng, tôi có vài dòng xin chia sẻ cùng anh.

Tình yêu qua mạng không dối trá về cảm xúc hay lời nói, nhưng nó là phiến diện xét về tác dụng tìm hiểu của đôi bên với nhau. Thêm nữa, nó chưa đủ tạo chất keo gắn kết quan hệ hai người. Nếu yêu bên ngoài có ôm, hôn, nhìn, có kỷ niệm chung bằng hoạt động, bằng các quan hệ xã hội muôn màu muôn vẻ, thì yêu qua mạng chỉ là lời nói mà thôi. Không có, hoặc có thì cũng ít, ánh mắt, cử chỉ, giọng nói, bối cảnh… nên dễ dẫn tới hiểu lầm, xúc cảm hời hợt và phiến diện.

Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra con người bạn đã yêu qua mạng có quá nhiều điểm lạ lẫm khi gặp mặt nhau ngoài đời thật. Một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy có nhu cầu gục đầu vào vai người ấy, nắm tay người ấy, hoặc được đi dạo cùng nhau, chứ không chỉ là những bàn phím tẻ nhạt và đơn điệu. Một phút giây nào đó bạn hay người ta sẽ cảm thấy cô đõn, chán nản, và mất lòng tin vì quá cách xa.

Tình yêu cần được nuôi sống chứ khó lòng duy trì và phát triển chỉ dựa trên tưởng tượng. Đừng nên làm khổ nhau vì sự quá lãng mạn của cả hai. Ngày nay bay trên mây, mà không nghĩ tới khi rơi xuống đất. Yêu thì hay đấy, mà nếm quả đắng thì cũng thú vị đấy.

Đó là xét về mặt lý lẽ. Trên thực tế, tôi đã thấy nhiều mối tình qua mạng tan vỡ như bong bóng xà phòng. Do cảm xúc thực tế khác hẳn khi chat chit, và còn có một vài mối tình đổ vỡ do một bên lừa dối, phản bội.

Mừng cho bạn đang hạnh phúc trong tình yêu! Mong hai bạn có kết cục tốt lành. Nếu rảnh, bạn có thể trao đổi với tôi tại www.nhantrachoc.net.vn .

Thanh Vân

Việt Báo (Theo_VnExpress.net

Lưu ý khi sử dụng nước hoa

Bạn muốn lưu giữ hương thơm quyến rũ trên cơ thể? Hãy ghi vào sổ tay những bí quyết dưới đây:

1. Không chà xát nước hoa: Nếu xịt nước hoa lên cổ hoặc tay, bạn không nên dùng tay chà xát vì có thể làm mùi hương thay đổi.

2. Nên dùng kem dưỡng thể cùng loại: Bạn nên sử dụng kem dưỡng thể cùng nhãn hiệu với nước hoa. Thoa kem trước rồi mới xịt nước hoa, hiệu quả sẽ cao hơn.

3. Hương hoa cỏ: Mùi hương này sẽ phát huy tối đa độ ẩm trên cơ thể. Vì thế, bạn chỉ nên dùng trong những dịp đặc biệt. Tránh sử dụng dạng dầu vì loại này chỉ thích hợp với nơi có khí hậu mát mẻ.

4. Nên mua nước hoa đựng trong bình xịt: Loại này có nút ngăn không khí tràn vào bên trong, đồng thời giúp giữ được mùi hương lâu hơn.

5. Tránh ánh nắng mặt trời và nơi có nhiệt độ cao: Một lọ nước hoa mới có thể giữ được 6 năm, nhưng khi đã mở nắp, chỉ nên dùng 2-3 năm.

6. Nước hoa có nguồn gốc từ phương Đông giữ được hương thơm lâu nhất. Chẳng hạn mùi xạ hương, hoa cỏ…(trừ hương thơm của cam, quýt).

7. Cho vài giọt nước hoa vào bồn tắm sẽ giúp hương thơm lưu lại trên da lâu hơn.

8 loại hoa quả nam giới nên ăn

Để khỏe mạnh, nam giới cần chú trọng những thực phẩm có ích. Dưới đây là 8 loại hoa quả đặc biệt tốt cho nam giới mà các bà vợ nên lưu tâm để bổ sung cho chồng mình.

1. Một quả táo bảo vệ tim, giảm béo

Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh van tim cao gấp 3 lần so với nữ giới. Các nhà khoa học Hà Lan phát hiện, nam giới mỗi ngày ăn một quả táo thì có thể giảm 50% nguy cơ mắc bệnh này.

Nếu mỗi tuần bạn sắp xếp được một “ngày của táo” và ăn trong 5 tuần liên tục là đủ để phòng ngừa được bệnh van tim cũng như giúp giảm béo.

Trong “ngày của táo” này, bạn cần ăn 1.500g táo tươi, chia thành 6 lần để ăn.

2. Hai quả cam/quýt bảo vệ dạ dày, phòng chống ung thư

Dạ dày của nam giới “làm việc” năng suất hơn nhiều so với nữ giới vì thế tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng cao hơn. Các chuyên gia Úc nghiên cứu phát hiện, nam giới mỗi ngày ăn 2 quả loại cam, quýt thì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày xuống dưới 50%.

3. Ba quả dưa hấu tương đương với một viên viagra

Đại lượng citrulline chứa trong dưa hấu có tạc dụng dược lý như viagra. Ăn nhiều dưa hấu có ích cho nam giới nhưng những người có dạ dày đường ruột không tốt thì nên hạn chế, không nên ăn quá nhiều, vì dưa hấu là thực phẩm thuộc tính hàn, ăn nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng nhất định cho dạ dày, đường ruột.

4. Ăn rau chân vịt bảo vệ thị lực

Mỗi tuần ăn 2 - 4 lần rau chân vịt có thể đạt được mục đích bảo vệ thị lực cho nam giới.

5. Mười quả nho “đánh bật” trúng gió

Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh tim và nguy cơ trúng gió lớn hơn nữ giới. Chỉ cần mỗi ngày kiên trì ăn 10 quả nho, tốt nhất là ăn cả vỏ thì có thể nhẹ nhàng “giải quyết” những vấn đề trên.

6. Hai mươi quả sơ ri “đối kháng” với viêm khớp

Những nam giới thường xuyên phải “bôn tẩu giang hồ” dễ mắc bệnh viêm khớp. Thông thường ăn sơ ri hoặc uống nước sơ ri có thể phòng chống được bệnh viêm khớp.

Mỗi ngày ăn 20 quả đào có vị chua thì có thể giảm cơ bản những cơn đau do viêm khớp gây ra.

7. Năm mươi gam hạt bí bảo vệ tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là nơi trọng yếu của nam giới trong độ tuổi trung niên. Mỗi ngày kiên trì ăn 1 nắm hạt bí ( khoảng 50g) thì có thể các bệnh về tuyến tiền liệt sẽ không “quấy nhiễu”.

8. Ăn nhiều cẩu khởi bổ thận mạnh khoẻ nguyên khí

Bổ thận là một “môn học bắt buộc” của nam giới. Thận là cột trụ của nam giới. Trước đây từng lưu hành một phương pháp “lấy hình bổ hình”, cho rằng ăn nhiều các loại nội tạng và hải sản có thể đạt được hiệu quả bổ thận. Nhưng trong hải sản và nội tạng lại chứa quá nhiều cholestrole nên thường xuyên gây ra huyết áp cao cho nam giới.

Đối với những người ở độ tuổi trung niên thì không thể lơ là với chứng cao huyết áp. Những thực phẩm chứa phong phú vitamin E, lại không có cholestrole đều là những sản phẩm bổ thận rất tốt. Cẩu khởi là một lựa chọn đầu tiên cho loại sản phẩm này. Ngoài ra còn có vừng đen, mộc nhĩ, hạch đào đều là những thực phẩm bổ thận tốt nam giới thường xuyên nên dùng.

Nổi tiếng trên blog giống như 'làm dâu trăm họ'

Nhiều người vẫn lừng danh trên Internet dù họ không xinh đẹp, không hát hay, không nhiều tiền… và thậm chí chẳng ai biết họ là ai. Hai blogger Việt Andre và OnlyU đã chia sẻ bí quyết thành công cũng như họ đã được và mất gì khi nổi tiếng.

Andre bắt đầu viết blog từ cuối năm 2006 và được mọi người biết đến qua những entry sắc sảo, có tầm nhìn rộng, được đăng lại trên chuyên trang blog của các báo. Trong khi đó, OnlyU cùng với Tắc Kè, Trọng An… lại là điển hình của "công nghệ copy/paste" thông tin nóng, scandal, trào lưu tuổi teen... và nhiều người coi những trang web cá nhân dạng này như một "tờ báo blog".

Andre: 'Cộng đồng hóa trang web cá nhân'

Andre năm nay 21 tuổi, hiện đang du học ở
Andre năm nay 21 tuổi và đang du học ở New Zealand. Ảnh avatar blog.

Hồi mới lập blog, mình thắc mắc sao có nhiều người viết hay và nổi tiếng đến vậy. Mình rút ra là cần xác định được mục tiêu rõ ràng, phải đặt những mối quan hệ lên hàng đầu và xem mình phù hợp kiểu người đọc nào. Mỗi blog đều có giá trị nhất định nếu như chủ nhân của nó tự tin khẳng định bản thân qua những nội dung được truyền tải. Nói cách khác, blog là nơi lưu trữ và thể hiện cái tôi - một "cái tôi chừng mực" đủ để người đọc nhận biết bạn là ai.

Hồi đầu, các bài viết của mình chỉ mang tính chia sẻ nhưng về sau, mình thường nói đến những chủ đề mà đông người quan tâm. Mình từng nghiện blog, mà nghiện thì đương nhiên dành rất nhiều thời gian cho nó (giờ cai rồi). Cái được nhất khi làm blog là mình có thể tâm sự một cách thoải mái, kết bạn và được nhiều người quan tâm. Nổi tiếng ở thế giới thật hay ảo cũng là thước đo đánh giá công sức bạn gây dựng nên hình tượng của mình - một quá trình không hề dễ dàng, vì vậy, không có lý do gì để nói nó không có ý nghĩa cả. Còn mất gì ư? Xem ra bất cứ cái gì cũng là vấn đề thời gian mà thôi...

Blog của mình thu hút lượng truy cập cao chủ yếu nhờ vào các mối quan hệ, như với báo chí hay giữa những blogger để tôn kéo nhau lên. Ngoài ra, cách mình viết đủ khiến người ta tò mò, nói cách khác là đánh vào thị hiếu nhưng không bắt chước.

Còn bây giờ, mình thấy để nổi tiếng trên blog thì dễ dàng quá. Người ta cứ theo công thức: Nhào nặn thông tin nơi khác về trộn thêm một tí scandal là hút khách. Nói chung, để lập một trang web cá nhân "chuyên nghiệp", bạn cần xác định nó sẽ không còn riêng tư nữa mà đi theo hướng cộng đồng hóa từ mặt nội dung cho đến hình thức. Kỹ năng ngoại giao cơ bản cũng cần thiết để giúp bạn liên kết tới một bộ phận blogger và họ sẽ là khách tiềm năng thường xuyên ghé trang của bạn.

Quan trọng hơn, bạn cần đầu tư nhiều thời gian cho nó. Tôi biết một blogger có số pageview lên đến hàng triệu nhưng luôn phải chịu sức ép từ phía người đọc. Ngày nào không viết bài là anh ta bị giục liên hồi. Có đợt cao điểm phải viết 3-4 bài mỗi ngày bởi một entry vừa đăng lên đã có cả trăm comment (nhận xét) và ngay lập tức họ cảm thấy đề tài đó đã cũ.

OnlyU: Triết lý 'giàu vì bạn'

Ngoài blog trên Yahoo 360, OnlyU còn một blog phụ onlyu.tk nên đã tránh được hiện tượng nhái blog.
Ngoài Yahoo 360, OnlyU còn có blog phụ onlyu.tk nên tránh được hiện tượng nhái thương hiệu - cũng là một chiêu thức câu pageview - khi blog bị khóa. Ảnh chụp màn hình.

Cuối 2007, trong một lần tình cờ viết blog trở lại, tôi nhận thấy đây là nơi chia sẻ tâm tư, kiến thức và khả năng liên kết bạn rộng lớn… Ban đầu, tôi vẫn viết về bản thân xen kẽ những chủ đề mang tính xã hội, giải trí. Khi thấy cộng đồng quan tâm, tôi mới tập trung xây dựng blog theo hướng "làm dâu trăm họ" nhằm trao đổi các vấn đề nóng của giới trẻ.

Nói về việc OnlyU đã làm gì để mọi người biết đến thì quả thật rất khó vì đó là cả một quá trình nên tôi chỉ nêu 2 điểm chính. Thứ nhất, người ta có câu "giàu vì bạn", muốn vậy phải "chọn bạn mà chơi" nên việc đầu tiên tôi thực hiện là thay đổi danh sách bạn bè. Có lẽ friendlist của tôi chủ yếu là các blogger đình đám, ngôi sao nổi tiếng, "hot girl", "hot boy"... với lượng truy cập lớn nên tôi cũng được thơm lây ít nhiều.

Thứ hai, điều quan trọng nhất với một blog là nội dung entry. Chuyện này cũng giống như khi bạn vào một nhà hàng, nếu món ăn không ngon, dịch vụ không chu đáo… chắc bạn sẽ không ghé thăm lại. Doanh nhân Trương Gia Bình từng chia sẻ ba bài học: "Không đam mê không có đỉnh cao. Kỹ năng là tuyệt đối quan trọng. Muốn giữ đẳng cấp phải thực tập hàng ngày". Điều này áp dụng sang blog tôi cảm thấy tương đối đúng.

Nổi tiếng trên blog chưa thực sự tạo áp lực cho tôi. Có điều, nhiều hôm chưa kịp đăng bài mới, một số người thúc giục, số khác còn phao tin OnlyU bị hack, OnlyU bỏ blog, OnlyU bị bắt… Cứ như thế, dù bận hay không, hôm nào tôi cũng phải cố gắng soạn ít nhất một entry mới.

Khi blogger câu view bằng mọi giá
Những tính xấu 'ngộ nghĩnh' trên blog Việt
Viết blog - con đường nổi tiếng nhanh nhất

Tôi mê blog giống như ham chơi vậy nhưng tôi chia thời gian theo tỷ lệ 80/20 dựa trên "quy luật Pareto" (Quy luật nỗ lực tối thiểu). Theo đó, tôi chỉ dành 20% thời gian online cho blog và 80% cho các vấn đề khác. Trong quỹ thời gian cho blog, việc đi lang thang chiếm 20% còn 80% cho blog OnlyU. Tất nhiên, quy tắc 80/20 có thể đổi thành 70/30 hay 90/10 tùy theo từng thời điểm nhất định.

Có những lúc quá ham mê, blog đã ảnh hưởng tới công việc, mối quan hệ ngoài đời, thậm chí cả tình cảm, tiền bạc… của tôi. Nhưng mọi thứ đã thay đổi ít nhiều khi tôi sắp xếp thời giờ theo nguyên tắc trên.

Thế nào là một blogger chuyên nghiệp
(
trích từ blog Andre)

1. Quan hệ blog

Điều quan trọng nhất trong con đường chuyên nghiệp hóa là thiết lập các mối quan hệ blog. Đây là vấn đề rất nan giải và khó thực hiện với khá nhiều blogger.

Thứ nhất, tạo dựng mối quan hệ không hề đơn giản, chúng ta không thể làm quen qua mấy câu chào hỏi vu vơ ngoài quick comment (nhận xét nhanh) mà bạn phải tập cho mình thói quen theo dõi, đọc nội dung blog của họ và bình luận một cách chân thành. Chỉ vài lần như vậy thôi họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm của bạn đối với họ và đến đây thì kết bạn không còn là vấn đề nữa.

Thứ hai, khi bạn nổi tiếng thì quan hệ blog lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lúc này blog của bạn nhận được cả sự yêu mến cũng như ghen ghét, đả kích. Sự nhã nhặn, bình tĩnh và khéo léo luôn là lựa chọn số một nếu không blog bạn sẽ mất đi hình tượng đẹp trong mắt người khác.

Thứ ba, bạn cần thể hiện sự quan tâm đến những "khách ruột". Nếu có thời gian, bạn nên theo dõi blog của họ thường xuyên, trả lời các quick comment để tránh bị mạng tiếng là "kiêu", "chảnh"...

2. Thương hiệu blog

Thương hiệu thể hiện tên tuổi cũng như vị thế nhất định của một blogger chuyên nghiệp trong cộng đồng. Có rất nhiều cách để tạo dựng thương hiệu riêng nhưng đều có chung một điểm là cả nội dung và hình thức đều được theo hướng cộng đồng (public) hóa.

Một cách hiệu quả khác là dùng cái "sắc" có sẵn của bạn, nhất là những bạn gái xinh đẹp. Những avatar dễ thương luôn lôi cuốn được sự chú ý của mọi người, thu hút nhiều comment làm quen...

3. Công nghệ lăng xê - PR

Bạn có quan hệ càng rộng thì cơ hội quảng bá blog bạn càng cao. Bạn có thể nhờ một blogger có tiếng viết entry về bạn. Cách này rất hiệu quả vì họ lăng xê rất nhanh qua lượng khách truy cập trang của họ. Ngoài ra, bạn có thể trao đổi banner, feed hoặc đặt đường link ở blogroll...

Nhiều người đi 'khoan cắt bê tông' các blog khác với những lời mời chào giật gân nhằm câu khách cho blog của mình. Ảnh chụp màn hình.
Nhiều người đi 'khoan cắt bê tông' bằng những lời mời chào giật gân để câu khách cho blog của mình. Ảnh chụp màn hình.

Hoặc bạn tự lăng xê bản thân mình bằng nhiều entry chất lượng, sau đó bạn có thể đi spam quảng cáo hoặc gửi tin nhắn. Điều này gây phiền toái đối với một số người nhưng cũng sẽ có nhiều blogger tò mò tìm đến và giới thiệu cho bạn bè (hiệu ứng lan truyền). Spam đôi khi cũng là chiêu thức PR blog hiệu quả. Bạn cũng nên gia nhập liên minh các blog nổi tiếng hoặc tham gia hoạt động có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng.

4. Văn hóa và bản quyền blog

Một blogger chuyên nghiệp là người có văn hóa giao tiếp với những entry không quá thiển cận, không nhìn nhận vấn đề dưới con mắt quá chủ quan. Nên khéo léo và điềm đạm trước những dèm pha có chủ ý của những blogger khác. Đối với bài viết sưu tầm, bạn nên ghi rõ nguồn gốc để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc. Tôn trọng bản quyền cũng là cách bạn tôn trọng chính mình.

'Giã từ dĩ vãng ngọt ngào' Yahoo 360

Cuối cùng, sau những tuyên bố không rõ ràng, những tin đồn làm "đau tim" cộng đồng blogger, cuộc phiêu lưu của mạng xã hội phổ biến nhất VN cũng được ấn định ngày kết thúc trong sự tiếc nuối.
>
Yahoo 360 chính thức đóng cửa từ ngày 13/7

"Thế là bạn 360 viết thư chia tay mình rồi, huhu" - status ngắn gọn của blogger Hà Kin cũng là tâm trạng chung của hơn 2/3 trong số 4.500 người tham gia khảo sát ngày 29/5 của VnExpress.net. "Ban đầu lập blog chỉ để lưu lại những bước phát triển của con. Nhưng qua thời gian thì càng ngày càng yêu cộng đồng này, thấy được học hỏi, chia sẻ và đồng cảm. Yahoo 360 ngừng hoạt động, mình sẽ vẫn viết nhật ký cho con trên một trang web khác, nhưng tiếc lắm cái 'xóm nhà lá online' đông vui và đầy kỷ niệm này", người mẹ trẻ Thái Phương Thư (TP HCM) tâm sự dù đã chuẩn bị tinh thần cho "cuộc chia ly" trước cả một năm.

Chỉ 16% cảm thấy bình thường và 17% khác cho rằng 360 đáng ra nên đóng cửa sớm hơn. Đóng cửa để chấm dứt hẳn tình trạng "bỏ thì thương, vương thì tội" với những ngày tháng blog "tủi cực" và để thành viên sớm có lựa chọn mới cho riêng mình (theo khảo sát giữa tháng 4/2009 của VnExpress.net, chỉ có 3% người dùng chuyển sang mạng trong nước, 18% chọn dịch vụ nước ngoài, còn lại vẫn 'bám trụ' với 360 hoặc quyết định không blog nữa).

E-mail chia tay và đồng hồ đếm ngược ngày khai tử Yahoo 360.

Xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 3/2005, Yahoo 360 mang đến một khái niệm mới mẻ: blog (trang web cá nhân). Dù là những câu nói "nhảm nhí" hay các bài phân tích sâu sắc, đó cũng là nơi để người dùng tự do chia sẻ những gì họ thích, là "ngôi nhà" để bạn bè, người thân thường xuyên ghé thăm, trò chuyện và cập nhật tin tức. Từ thế hệ "hot blogger" đầu tiên với Nam Versace, Thao Dom, Dementor, Andre, Joe (người Canada)… nổi danh nhờ lối viết lôi cuốn; những mảnh đời cảm động của Trần Tuyên qua Nhật ký ung thư, của hội Hoa hướng dương với thành viên là những người phụ nữ bị nhiễm HIV từ chồng; cho đến cuộc đua pageview nhằm đạt mục tiêu 6-7 con số sau này hình thành nên thế hệ "hot blogger' mới có lượng truy cập cao vì đăng các thông tin giật gân… khiến nhiều người người đồng nghĩa khái niệm blog nói chung với Yahoo 360.

Yahoo 360 còn trở thành nơi buôn chuyện của giới trẻ, nơi chia sẻ các trải nghiệm cuộc đời của người già, nơi các ngôi sao cập nhật thông tin cho người hâm mộ, nơi những ông bố bà mẹ trẻ viết nhật ký cho con hay là bệ phóng của không ít người mẫu tuổi teen - những người được mệnh danh "hot girl", "hot boy" chỉ nhờ một vài bộ ảnh xinh xắn đăng trên web cá nhân.

Vẫn biết cái gì rồi cũng phải kết thúc, nhưng việc Yahoo bất ngờ tuyên bố ngừng hỗ trợ 360 vào đúng lúc nó đang "làm mưa làm gió" trong lĩnh vực mạng xã hội ở Việt Nam (cuối 2007) với lý do "dịch vụ không thành công trên thế giới và Yahoo sẽ xây dựng một nền tảng khác" khiến nhiều người hụt hẫng, thậm chí tức giận nghĩ rằng hãng này "đem con bỏ chợ".

Hơn một năm qua, cộng đồng 360 vẫn giữ tài khoản của mình dù nó như căn nhà xập xệ trước cơn bão, lúc dột chỗ này, lúc thủng chỗ khác, năm lần bảy lượt họ "sơ tán" sang các mạng khác rồi lại quay về với niềm hy vọng Yahoo sẽ ưu ái duy trì dịch vụ cho riêng người Việt Nam. Nhưng thay vào đó lại là hệ thống 360 plus với một số cải tiến mới nhưng cũng thiếu hụt nhiều tính năng quan trọng, như không có trang Home (đăng các cập nhật mới của bạn bè) khiến có blogger đã ví "dùng plus như người mắt kém đi trong đêm tối mà không có đèn pin".

Dù vậy, cái cũ mất đi, cái mới sẽ ra đời. Cách đây 5 năm khi các diễn đàn (forum) còn phổ biến, ít có ai nghĩ blog lại thịnh hành như ngày nay. Sự ra đi của 360 chắc chắn không làm cho cộng đồng Internet trở nên u ám mà sẽ tạo cơ hội cho những xu hướng, trào lưu mới chinh phục người dùng. Trào lưu đó là gì? Câu trả lời sẽ có sau ngày 13/7.

Công việc - cuộc sống:làm thế nào để cân bằng?

Mặc dù chưa được đề cập nhiều, song việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên được xem là một yếu tố mang tính chiến lược trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại các công sở trong thế kỷ 21.

Theo nghiên cứu của Trung Tâm điều độ giữa công việc và cuộc sống (Work-Life Balance Centre) tại Newton Burgoland, Leicestershire, Anh thì “vấn đề này được đề cập đến lần đầu tiên năm 1986, sau khi có rất nhiều người lao động chọn cách cống hiến hết mình cho công việc mà xao lãng hoàn toàn gia đình, bạn bè, thư giãn và chỉ chuyên tâm vào việc làm sao để đạt được những mục tiêu của công ty”.


Vì sao nhân viên bị mất trạng thái cân bằng

Đương nhiên, cân bằng ở đây không phải là một trạng thái thăng bằng tuyệt đối và không biến đổi chút gì. Trạng thái cân bằng vẫn có thể tồn tại khi có một vài dao động nhỏ. Một người có thể bị lệch khỏi trạng thái cân bằng vì rất nhiều lý do như:

1. Vị trí và hoàn cảnh làm việc thay đổi.

2. Thói quen làm việc nhiều giờ liên tục, không dành thời gian để thư giãn, bỏ qua những nhu cầu cá nhân.

3. Cố gắng bắt chước hay chạy theo lối sống, quan điểm của người khác mà mình cho là tốt.


Nhà quản lý cần tạo dựng một chế độ làm việc cân bằng cho nhân viên

muốn tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên, bạn phải có khả năng đưa ra quyết định hợp lý về những việc cần làm trong từng tình huống và thời điểm cụ thể.

Thiết lập trạng thái cân bằng

Trước khi bắt tay vào việc tạo dựng một chế độ làm việc cân bằng và khoa học cho nhân viên, bạn hãy:

1. Liệt kê tất cả những việc cần thiết cho quá trình điều độ công việc.

Nhà quản lý có thể tìm thấy nhiều công cụ trợ giúp đắc lực như những tiêu chuẩn do Viện quốc gia về sáng kiến cân bằng công việc và cuộc sống (National Work-Life Initiative) tại Arizona, Mỹ, đề xuất. Một công cụ khác là chỉ số EI (Excellence Index) được Trung tâm nghiên cứu về công việc và gia đình thuộc Đại Học Boston, Anh, xây dựng. Chỉ số này rất hữu ích đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động và những doanh nghiệp muốn đánh giá hiệu quả của nỗ lực điều chỉnh tạo sự cân bằng. Việc kiểm soát, đánh giá sẽ giúp tổ chức phát triển đúng hướng cũng như tìm ra những điểm khiếm khuyết để kịp thời bổ sung, sửa chữa.

2. Xác định các vấn đề nảy sinh khi nhân viên gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa yêu cầu của công ty với những nhu cầu cá nhân.

Bạn cần xem xét tất cả các dữ liệu về công ty bao gồm doanh số, tỉ lệ vắng mặt của nhân viên, chi phí tuyển dụng, chi phí cho những vị trí còn để trống, sản lượng hoặc hiệu quả của công việc… để tìm nguồn gốc của sự trục trặc. Khi đã nhận diện được vấn đề, bạn hãy đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề đó bằng việc trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề mang tính cục bộ hay đã lan rộng trong công ty, nó chỉ là hiện tượng nhất thời, đã kéo dài từ lâu hay rắc rối đó là hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau? Nhóm nhân viên nào bị tác động nhiều nhất? Chất lượng công việc bị ảnh hưởng như thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp bạn xác định được những rắc rối cần tháo gỡ và các cá nhân, bộ phận cần được quan tâm.

3. Chuẩn bị thực thi các giải pháp:

Để đảm bảo thành công cho những biện pháp sẽ được áp dụng, bạn cần tiến hành mọi việc theo đúng thứ tự. Trước tiên, bạn hãy quan tâm tới văn hóa của doanh nghiệp mình: Liệu có tồn tại những nguyên tắc thành văn và bất thành văn hay những chính sách nào đó làm ngưng trệ sức sáng tạo, cản trở việc xây dựng một môi trường làm việc thân thiện và thoải mái nơi công sở? Thứ hai, hãy lập danh sách các công việc theo trình tự ưu tiên, ước tính chi phí cũng như lợi ích đạt được của những phương án khả thi nhất. Trong vai trò quản lý, bạn hãy chú ý xem xét kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát và những rắc rối được phát hiện trong công ty. Sau đó, vận dụng những thông tin này để đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm tạo ra những thay đổi hiệu quả nhất. Thứ ba, kết hợp tất cả những nỗ lực trên vào các chương trình hoạt động vì lợi ích nhân viên, đồng thời áp dụng các biện pháp cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho họ như: đề ra lịch làm việc cho từng cá nhân, lịch nghỉ phép linh hoạt hơn, sắp xếp sao cho các nhân viên trong cùng bộ phận có thể san sẻ công việc cho nhau, giảm giờ làm, cho phép làm việc tại nhà và tổ chức các chương trình đào tạo…


Giải pháp cho người lao động cân bằng công việc - cuộc sống

Những hướng dẫn thiết thực giúp người lao động cân bằng công việc và cuộc sống của họ một cách tốt nhất có thể được tóm tắt vào ba cách sau:

a. Sắp xếp công việc theo những cách khác nhau:

Mặc dù không còn là một điều xa lạ, song rất ít công ty để ý đến việc tạo ra một thời gian làm việc linh hoạt cho nhân viên. Trên thực tế, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể áp dụng hai cách sau để giảm bớt sự gò bó về thời gian cho nhân viên mà vẫn đảm bảo năng suất làm việc của họ: Cách thứ nhất là giữ nguyên thời gian làm việc 8h/ngày, nhưng thời gian bắt đầu và kết thúc có thể thay đổi sao cho phù hợp với giờ giấc của cả nhân viên và công ty. Cách thứ hai là người lao động có thể làm nhiều giờ hơn trong một ngày và ít ngày hơn trong một tuần, miễn sao họ đảm bảo làm việc đủ 40h/tuần. Những cách sắp xếp này cho phép người lao động quản lý thời gian của mình dễ dàng hơn và họ có thể dành nhiều thời gian hơn cho các nhu cầu khác của cuộc sống cá nhân.

b. Phúc lợi cho người lao động:

Với trình độ, kiến thức và mong muốn tự chủ ngày càng cao trong công việc, người lao động hiện nay hoàn toàn có khả năng kiểm soát những lợi ích mà họ đáng được hưởng. Khi những quyền lợi thiết yếu của gia đình được đảm bảo (về tinh thần và vật chất), nhân viên của bạn sẽ cảm thấy thoải mái vì thoát khỏi áp lực công việc. Điều này sẽ tác động rõ rệt tới sự tận tâm với công việc cũng như lòng trung thành của họ với công ty.

c. Các chương trình hỗ trợ:

Ngày nay, nhiều công ty nhận ra rằng nhân viên của họ vắng mặt không phải với lý do ốm đau hay tai nạn, mà một tỷ lệ đáng kể trong các ngày nghỉ của họ được dành để giải quyết việc gia đình (con cái ốm đau hoặc những công việc cá nhân khác). Bạn có thể làm nhiều việc để giảm bớt nỗi lo lắng cho nhân viên của mình, ví dụ như: các chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người già, cho nghỉ phép trong trường hợp ốm nặng, cố vấn cách thức quản lý và giải quyết công việc gia đình….

d. Làm gương cho nhân viên:

Bạn cần thể hiện rõ quan điểm ủng hộ việc xây dựng một lực lượng lao động lành mạnh và năng động, một doanh nghiệp thành công và hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng cũng như của đối tác. Muốn đạt được điều đó, đội ngũ quản lý nguồn nhân lực cần đưa ra một chính sách kết hợp hài hòa giữa công việc và cuộc sống. Vì nhân viên thường có xu hướng điều chỉnh hành vi của họ dựa trên hành vi của nhà lãnh đạo, nên để làm gương cho họ, bạn cũng phải ngưng làm việc trong giờ giải lao và đi du lịch trong những kỳ nghỉ hằng năm. Điều đó sẽ tạo tâm lý thoải mái cho người lao động.


Tiêu chuẩn đánh giá của việc hỗ trợ cân bằng công việc và cuộc sống

Xác định hiệu quả của các chương trình hỗ trợ cân bằng công việc và cuộc sống

Bạn có thể sử dụng năm nhân tố sau để làm tiêu chuẩn đánh giá:

- Lượng thời gian mà nhân viên đã tiết kiệm được.

- Khả năng giữ nhân viên lại công ty.

- Hiệu quả và động lực làm việc của nhân viên tăng lên.

- Tỉ lệ vắng mặt của nhân viên giảm xuống.

- Sự giảm sút của các chi phí dành cho việc chăm sóc sức khỏe nhân viên và các bệnh có liên quan tới áp lực công việc.

Để tối đa hóa hiệu quả, bạn nên so sánh danh mục các chương trình phát triển nguồn nhân lực với một danh mục các yếu tố có thể định lượng được như tiền lương, phúc lợi, những nhân tố khác liên quan tới môi trường làm việc… Những câu hỏi liên quan cần đặt ra là: nếu tăng cường đầu tư, các hoạt động này sẽ tác động như thế nào tới hiệu quả công việc của người lao động, tới doanh số, lượng nhân viên tuyển dụng, mức độ tận tụy của họ đối với công ty? Sau đó, nếu những chỉ số trên tăng lên thì chúng sẽ tác động như thế nào tới khách hàng của công ty?

Các chương trình hỗ trợ cân bằng công việc và cuộc sống luôn có tác dụng cải thiện lòng trung thành của nhân viên đối với công ty, giảm tỉ lệ vắng mặt cũng như duy trì nguồn trí lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn. Trong khi các công ty đều hướng tới việc giảm chi phí để tăng hiệu quả, thì nhiệm vụ của các chuyên gia về nguồn nhân lực là phải hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ra một sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống cho người lao động, cũng như tác động tích cực của các chương trình hỗ trợ cho mục tiêu cân bằng này.

Bí quyết cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Hơn 10 năm đi làm, mình thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và hạnh phúc của mỗi người, vì thế mình mở đề tài này để các bạn cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm.

Với bản thân mỗi người thì việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp chúng ta có suy nghĩ tích cực hơn, sáng tạo hơn, giảm bớt những căng thẳng và bực bội không đáng có, đồng thời giúp chúng ta vừa phát triển được sự nghiệp mà vẫn giữ gìn được hạnh phúc riêng tư.

Dưới góc độ nhà quản lý, việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên sẽ giúp họ gắn bó với công ty lâu hơn, năng suất làm việc cao hơn, các chỉ số hài lòng của nhân viên cũng cao hơn, và nhờ đó thu hút được nhân tài.

Xin chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân để cân bằng giữa công việc và cuộc sống:

1. Quản lý thời gian hiệu quả: sắp xếp lịch làm việc linh hoạt, tổ chức các công việc cần làm một cách khoa học với thời hạn hợp lý, đặt mục tiêu rõ ràng cho từng việc...

2. Không ôm đồm quá nhiều việc ngoài khả năng, không làm quá sức ngoài thời gian nghỉ nhưng nên làm việc tích cực và có trách nhiệm trong quỹ thời gian của mình.

3. Hài hước, ngay cả nơi công sở: Một câu nói khôi hài giữa những giờ làm việc căng thẳng thường mang lại cảm giác thư giãn, thậm chí có thể là "liều doping" để mọi người làm việc sáng tạo và hòa đồng hơn.

4. Hợp tác giữa các đồng nghiệp

5. Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài đời với các đồng nghiệp như dã ngoại, ăn nhậu (hehe :553:)

6. Làm hết mình và chơi cũng hết mình. Để lại công việc đằng sau khi đã bước về nhà (trừ những trường hợp khẩn cấp), luôn yêu đời và biết tận hưởng cuộc sống. :Rose:

Còn nhiều nữa, nhưng đang bận nên tạm thời vậy đã, mọi người chia sẻ thêm đi.


Nên thể dục thể thao hàng ngày để có sức khỏe làm việc tốt nữa, mệt mỏi và uể oải thì không có tâm trạng đâu mà làm việc phải không?


Không riêng gì công sở, trong mọi lĩnh vực, hoạt động chỉ cần

Làm hết sức, chơi hết mình - Work hard, play hard

Đời có bao lâu mà hững hờ, hờn giận

Giận thì giận trong giây lát, nhưng yêu thương, thương suốt một đời.

Hãy sống hết mình ngày của hôm nay, để ngày mai không bao giờ phải nói từ "nếu"

Khi bạn chào đời bạn khóc và mọi người cười, hãy sống sao cho khi bạn lìa đời bạn mỉm cười và mọi người khóc

Giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Dành tất cả thời gian cho công việc mà không hề quan tâm đến những vấn đề khác như vui chơi giải trí hoặc tham gia công tác xã hội sẽ làm cho vấn đề sức khỏe và tâm lý của bạn trở nên nghiêm trọng. Có thể bạn không nhận ra nhưng các mối quan hệ xã hội của bạn sẽ gặp khó khăn nếu bạn chỉ biết lao đầu vào công việc.

Cô Sandra, người Mỹ, 36 tuổi, làm tới 65 giờ/tuần trong một công ty chuyên về tư vấn Luật ở Chicago. Thậm chí, có những khi Sandra không có ngày nghỉ. Mặc dù đạt được nhiều thành công nhưng cô lại phải trả một cái giá khá đắt. Hai năm nay, kể từ khi cuộc sống của cô chỉ có công việc thì cũng là lúc những căng thẳng cứ dần tăng lên, Sandra cảm nhận mình ngày càng bị trầm nhược và mệt mỏi.

Những khó khăn điển hình của Sandra cũng là những khó khăn chung của rất nhiều phụ nữ khác. Dành quá nhiều thời giờ cho công việc đã khiến họ bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hậu quả của sự mất cân bằng là những mối nguy như ly dị hoặc tranh cãi với chồng về việc chăm sóc con cái, trầm trọng hơn là sức khoẻ bị suy giảm.

Dấu hiệu của sự mất cân bằng thường biểu hiện dưới dạng mất ngủ, ăn không ngon, giảm cân… Chính vì lý do trên mà chúng ta cần phải đặt những câu hỏi kiểu như: “Tuần này mình đã làm việc bao nhiêu giờ, mình tham gia hoạt động xã hội không và chế độ nghỉ ngơi giải trí của mình như thế nào?”. Khác với đàn ông, sự mất cân bằng do công việc ở phụ nữ diễn ra từ từ và họ không phát hiện ra vấn đề cho đến khi bùng nổ một cơn khủng hoảng.

Một số nguyên nhân của sự mất cân bằng do công việc:

- Mang công việc về nhà và làm cho tới tận khuya, thậm chí làm qua đêm hoặc làm cho đến ngày chủ nhật.

- Thời hạn bắt buộc phải hoàn thành công việc ảnh hưởng đến các hoạt động giao lưu.

- Tâm trạng buồn chán và suy giảm sinh lực.

- Giấc ngủ không ngon, thường xuyên ngủ mơ những vấn đề liên quan đến công việc.

Một số giải pháp lấy lại cân bằng:

1. Lên thời gian tham gia hoạt động xã hội và vui chơi giải trí

Lấy bút chì đánh dấu thời gian mà bạn dự định sẽ đến gặp bác sĩ nha khoa hoặc thời gian tham gia vào buổi trao đổi về bệnh AIDS. Khi còn là sinh viên, bạn đam mê vẽ tranh vậy tại sao không thử vẽ một bức tranh và hoàn thành nó vào mỗi ngày?

Rebecca Rand, cử nhân lâm sàng xã hội của Mỹ đã đưa ra một đề xuất giúp bạn cải thiện đời sống nghề nghiệp. Cô nói, những việc làm đơn giản như chuẩn bị bữa ăn trưa ngoài trời hoặc nấu một bữa ăn cho mình vào tối chủ nhật cũng có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Tham gia câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ cũng là một việc làm cần thiết, mỗi tuần chỉ cần bỏ ra 45 phút để tập, bạn sẽ thấy sức khoẻ được cải thiện rõ rệt. Ý tưởng này cũng giúp bạn thay đổi ý nghĩ “công việc ngập đầu ngập cổ”. Bạn không còn cảm thấy mất cân bằng bởi đã đặt giới hạn thời gian cho mọi hoạt động của mình.

Tốt hơn nữa là bạn nên đặt một kế hoạch cụ thể rõ ràng, ví dụ như “Chiều chủ nhật tuần này mình sẽ đi thăm thầy giáo cũ” hoặc “Tối thứ 7 sẽ đi xem phim cùng em gái"…

2. Hãy đặt “đường ranh giới” cho bản thân

Nhiều khi bạn thực sự mệt mỏi với tính “tham công tiếc việc”. Hãy nhớ rằng mọi việc cần chất lượng hơn số lượng. Vì vậy, nếu bạn cố gắng đẩy công việc để chạy theo số lượng thì chắc chắn kết quả công việc sẽ bị suy giảm nặng nề. Đó là lý do tại sao cần phải vạch rõ "đường ranh giới" cho mình. Bạn nên:

- Cương quyết kết thúc công việc trước 23 giờ hàng ngày hoặc không làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần.

- Đặt ra nguyên tắc cho mình, đăng ký tập yoga vào một tối trong tuần và tự bắt buộc mình phải đi tập.

Giu can bang giua cong viec va cuoc song

Học cách đặt giới hạn cho công việc và bản thân là một kỹ thuật có hiệu quả giúp bạn có thể chia sẻ với người khác mọi vấn đề. Giữ nguyên tắc trong công việc sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn. Hãy có trách nhiệm với cuộc sống của cá nhân bạn.

3. Đề nghị người khác giúp đỡ

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác không phải là biểu hiện của sự yếu kém. Những người thành công là những người có nghệ thuật chia sẻ mọi việc với người khác. Đặc biệt nếu bạn là người lãnh đạo thì cách bạn giao việc cho người khác sẽ thể hiện được vai trò quản lý của mình.

Đừng e ngại với suy nghĩ mình làm phiền người khác, bạn có thể giúp lại người đó khi họ gặp khó khăn. Nhờ người khác giúp đỡ, áp lực công việc mà bạn phải chịu đựng sẽ giảm đi đáng kể.

4. Lên kế hoạch hoạt động ngoài giờ làm việc

- Bữa ăn trưa ở cơ quan là cơ hội tốt để bạn thưởng thức một vài món ăn ngon, thêm vào đó bạn có thể giao lưu với đồng nghiệp. Hãy tự tạo thuận lợi cho mình qua những buổi gặp gỡ với bạn bè ở trong một nhà hàng hoặc trong lúc đi dạo.

Dù sao đi nữa thì đừng ăn ngay ở bàn làm việc. Điều đó thực sự có hại cho sức khỏe cả về thực thể lẫn tinh thần.

- Thỉnh thoảng bạn nên ra ngoài hành lang để hít thở không khí trong lành, công việc sẽ tốt hơn khi bạn ngồi vào bàn với khuôn mặt tỉnh táo.

- Kế hoạch hoạt động giữ gìn sức khỏe sau khi hoàn thành công việc có thể được coi là một biện pháp giữ gìn sức khỏe hiệu quả. Giáo sư, bác sĩ Trinidad nói: "Bạn sẽ có một sức khoẻ tuyệt vời nếu như bạn luyện tập yoga trước khi trở về nhà. Những hoạt động này sẽ làm dịu cơn stress của bạn".

5. Nghĩ về một công việc mà bạn ưu tiên

Đã bao giờ bạn thử ngồi đánh giá kết quả và giá trị những việc mà bạn từng coi là quan trọng nhất trong cuộc đời mình? Lên kế hoạch cho công việc ưu tiên bạn sẽ kiểm soát mọi thứ dễ dàng hơn, không một sự kiện nào có thể “chen chân” được vào dự định của bạn.

Dù rằng những khoản tiền có được từ những giờ làm thêm là rất tốt nhưng nếu bạn không có thời gian để giải trí hoặc làm những việc mình yêu thích thì điều đó quả thật đáng lo ngại.