Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông Cửu Long...và dọc theo duyên hải. Chính vì vậy, người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. "Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam"(GS Phan Huy Lê;các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay)
Bắt nguồn từ "nền văn minh lúa nước", những phẩm chất nổi trội trong văn hóa nhân cách của người Việt là:
1. Khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo.
2. Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách.
3. Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ xa hoa.
4. Tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn.
5. Cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ.
6. Trọng tuổi tác, trọng người già (Lão quyền)
7. Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa.
8. Tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ.
9. Tâm lý bình quân chủ nghĩa.
10. Nhân ái, vị tha, rộng lượng.
11. Nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười (cơ sở của chủ nghĩa thân tộc - một người làm quan cả họ được nhờ)
12. Tâm lý sống lâu lên lão làng - đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm.
13. Tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc không cầu thị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét