Ăn, uống là con đường đẫn đến bệnh tật nhanh nhất, đặc biệt là trong hoàn cảnh ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn toàn cầu, không chỉ riêng ở các nước thứ ba mà tại các nước đang phát triển, hàng năm số người tử vong còn rất cao.
Nguồn nước trên hành tinh chúng ta vốn rất thanh khiết và trong sạch, thế nhưng càng công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì dần dần các nguồn nước từ đại dương, sông lạch, ao hồ và nước ngầm đều bị ô nhiễm nặng, và điều này dẫn đến những chứng bệnh khó diệt trừ mà nguyên nhân có thể là từ :
· Nguồn nước uống không tinh khiết
· Vệ sinh cơ thể kém, nhất là tay
· Ô nhiễm đa dạng do nước tù động trong các thành phố lớn hay ngoại thành
· Ô nhiễm do ngăn hay xã đập
· Bệnh do vi khuẩn và siêu vi từ những đợt dịch gia cầm hay động vật.
Trong rất nhiều chứng bệnh người ta nhận thấy các bệnh sau đây là phổ biến ở cộng đồng những nước thứ ba, có thể xảy ra do thiếu thốn nghiên cứu y học, do chưa có giải pháp điều trị hay phòng chống. Bệnh do nguồn nước đã trở nên một thảm kịch giết chết hơn 5 triệu người mỗi năm; khoảng 2.3 tỷ người mắc các chứng bệnh do chất lượng nước kém ; 60% các chứng bệnh trẻ em là do hậu quả của các bệnh nhiễm ký sinh trùng hay viêm nhiễm có liên quan đến nước.
Bệnh dịch tả (cholera)
Được lây truyền từ nguồn nước, bệnh dịch tả tấn công tất cả các lục địa, mạnh bạo nhất ở những nơi vệ sinh còn kém. Tác nhân gây bệnh là do một vi khuẩn rất nhanh nhẹn (khuẩn phẩy) mà con người là bình dự trữ. Bệnh là kết quả của việc ăn uống thực phẩm bị nhiễm độc. thời gian ủ bệnh là từ vài giờ cho đến 5 ngày và độc tố tiết ra trong ruột bởi vi khuẩn sẽ gây những cơn tiêu chảy nặng, đặc trưng của bệnh là nôn ói mà không có kèm theo sốt.
Mất nước có thể xảy ra từ 10-15 lần mỗi ngày. Phân thải ra là nguồn lây lan rất nhanh và mạnh. Nhưng 90% người bị lây nhiễm lại không có triệu chứng nào mặc dù hàng ngày họ thải ra tỷ lệ vi khuẩn rất cao trong phân, trong vài ngày. Những người mang yếu tố triệu chứng thường được bảo vệ một cách di truyền, cũng góp vào sự lây lan của chứng bệnh. Can thiệp kịp thời bằng cách bù nước , dùng kháng sinh và giải quyết tình trạng nước môi trường sẽ giữ được tỷ lệ tử vong dưới 1%. Trong trường hợp ngược lại, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%.
Virus sông Nil là một virus có thể lây nhiễm cho người, chim chóc, ngựa và nhiều động vật khác. Hoạt động của virus này đã được ghi nhận lần đầu tiên tại New York vào mùa hè năm 1999. trước thời điểm đó virus này chỉ được ghi nhận duy nhất tại châu Phi, châu Á và châu âu. Năm 2002 virus này lại được ghi nhận tại Scotland, Québec, Ontario và Mỹ và hầu như khắp các lục địa. Bệnh lây lan từ vết đốt muỗi nhiễm bệnh (50 chủng loại trên khắp thế giới). Virus này rất nhạy cảm với ánh sáng và sự khô hạn. nó không sống sót lâu trong môi trường cũng như trên da của những người thường xuyên vệ sinh bằng sà bông. Virus tăng sinh trong các mô của chim chóc và lưu thông trong máu, và từ đó là truyền sang cho muỗi, khi chúng bị đốt.
Virus sông Nil gây bệnh không có hại cho con người với những triệu chứng như sốt, đau nhức trán và cơ bắp, sưng hạch bạch huyết và phát ban. Bệnh thường nghiêm trọng hơn ở người già và những người có mang bệnh nặng. thời gian ủ bệnh là từ 5-15 ngày. Biện pháp ngăn ngừa là tránh xa các vùng và thời diểm có nhiều muỗi hoành hành, như bình minh và hoàng hôn, đổ bỏ nước tù đọng quanh nhà, thay nước uống cho chim , thú nuôi, sử dụng thuốc chống muỗi, xịt muối và ngủ mùng.
Bệnh Bilharziose là chứng bệnh do ký sinh trùng (schistosome hay bilharzi gây ra). Có 5 loại có thể lây bệnh cho người. Chu kỳ lây nhiễm thông qua một đối tượng trung gian, các động vật thân mềm nước ngọt, giúp cho ký sinh lớn nhanh và phân tán chúng vào nước. Chúng ta chỉ cần tiếp xúc với nước sông, hồ, ao là có thể bị mắc bệnh bởi các ký sinh này có thể đi qua làn da khỏe mạnh. Sau một chu kỳ phức tạp trong cơ thể, ký sinh trùng trưởng thành sẽ hiện diện trong máu. Xét nghiệm lâm sàn cho thấy trứng di chuyển về thành hệ tiêu hóa, túi mật, tiết niệu-sinh dục hoặc trụ lại trong gan, và hiếm hơn là trong mạch máu phổi. Hơn 300 triệu người bị nhiễm bệnh này do tiếp xúc với nguồn nước ngọt bị nhiễm ký sinh trùng.
Thay đổi môi trường thiên nhiên, đặc biệt là xây đập nước, hệ thống kinh rạch, hệ thống nước thải có thể khiến cho hàng loạt ký sinh trùng di chuyển và phát triển ở những nơi mới. bệnh chỉ được điều trị với thuốc uống một liều duy nhất. Vaccin, cho đến nay chưa bao giờ được nhắc đến.
Bệnh sốt rét vẫn là bệnh do ký sinh trùng phổ biến nhất thế giới (khoảng 41% dân số, 2.3 tỷ người mắc bệnh). Theo bảng thống kê thì có từ 300-500 triệu ca mỗi năm (nhiễm bệnh mới lẫn tái nhiễm), là chứng bệnh gây tử vong nhiều nhất (1.5-2.7 triệu người, trong đó có 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Từ hơn một thập niên trở lại đây bệnh có khuynh hướng chậm lại. Tác nhân gây bệnh là một dạng động vật nguyên bào dạng plasmodium mà vật trung gian là muỗi cái anophen. Có 4 dạng plasmodium có thể gây bệnh cho người và có tiến triển khác nhau, nhưng triệu chứng chung là sốt cao kèm theo đau bụng dữ dội. Bệnh có thể lây từ mẹ sang con qua nhau thai. Giải pháp duy nhất là phát hiện bệnh sớm và dùng thuốc chloroquine. Chưa có vaccin khả thi, mặc dù nhiều viện bào chế đang cố gắng hết sức. Do vậy bệnh sốt rét được gọi là “bệnh mồ côi” do còn thiếu thuốc đặc trị. Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) liệt bệnh này vào hàng ưu tiên cho các chương trình vận động vệ sinh nước và phòng chống muỗi.
Sử dụng nguồn nước sạch, nấu chín, đun sôi vẫn đang là lời kêu gọi cấp bách trong vấn đề phòng tránh các bệnh tật, từ nhẹ đến nguy hiểm. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường sống là điều tất yếu, là trách nhiệm của mỗi chúng ta vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét