Quản lý chất thải rắn Lưu vực sông Đáy - Thực trạng và giải pháp ABSTRACT: The Day valley is one of three valleys that are seriously polluted. The research project coded MT 13-07 at ministrial level investigated, conveyed, assessed situation, suggesting solutions to soled wste management planning of the Day valley, chosing waste treatment technology that matchs to the condition of Vietnam as the decree coded 59/NĐ-CP and the circular coded 13/TT-BXD about solid waste management. TS. Cù Huy Đấu Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy, có diện tích 8657,21km2, dân số 8.849.991 người, bao gồm 4 tỉnh: Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và một phần của TP. Hà Nội. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong 3 lưu vực sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ta.
2. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đáy Theo kết quả điều tra khảo sát tại các tỉnh đợt 1 (tháng 6,7/2007) do nhóm nghiên cứu trường ĐHKT thực hiện, đợt 2 (10/2007) do nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kiến Trúc phối kết hợp với nhóm nghiên cứu Trung Tâm Môi trường - Viện QH Đô thị Và Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện cho thấy: Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ Đáy (Một phần của TP. Hà Nội, tỉnh Hòa Bình) là 2618,5 tấn/ngày; trong đó lượng CTR đô thị (tỉnh, lỵ) là 743 tấn/ngày nhưng mới thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý 74,7% và khu vực các thị trấn huyện, vùng nông thôn lượng CTR sinh họat phát sinh 1875,5 tấn/ ngày nhưng hầu như chưa được thu gom và xử lý đúng quy cách. Bảng 1. Các bãi chôn lấp CTR đang hoạt động, các dự án xây dựng khu xử lý CTR ậng triển khai tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
* Những nhận xét, đánh giá: Đối với chất thải rắn sinh hoạt, việc xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh - một giải pháp kém hiệu quả do tính chất phức tạp của các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và nhiều nguyên nhân khác gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm. Kết quả khảo sát cho thấy trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy chỉ có 3 nhà máy sản xuất phân compost đang họat động: nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây - công nghệ seraphin của Việt Nam; Nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn (Hà Nội) - công nghệ Tây Ban Nha; và Nhà máy xử lý rác thải Lộc Hòa (TP. Nam Định) - công nghệ Châu Âu. Các tỉnh và thành phố như Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Đông, Hòa Bình hoặc là đang xây dựng khu xử lý CTR hoặc là đang làm các thủ tục quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn. Do chưa xây dựng xong khu xử lý (bãi chôn lấp CTR) hợp vệ sinh, chất thải rắn vẫn thải đổ và xử lý theo phương pháp lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ví dụ Bãi Thia tại thị xã Hòa Bình, bãi thải lộ thiên ở Thung Hầm (Hà Nam), Thung Quèn Khó (Ninh Bình) là bãi thải lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Bảng 2. Dự báo lượng CTR công nghiệp phát sinh đến năm 2020 và 2030 tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Đơn vị tính: tấn/năm
Hiện nay tỉnh Hà Nam đang đẩy nhanh tiến độ thi công, lắp đặt máy móc và dây chuyền xử lý rác thải; theo dự kiến năm 2008 đưa nhà máy xử lý rác tại thung Đám Gai vào hoạt động. Đồng thời, tỉnh Hòa Bình cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh tại đồi Gốc Đa, xã Yên Mông, thị xã Hòa Bình. - Các thị trấn, thị tứ và các huyện ở một số tỉnh mặc dù đã quy hoạch xây dựng các bãi chôn lấp CTR nhưng vẫn chỉ ở mức xác định vị trí và quy mô bãi, mà chưa quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh (do thiếu kinh phí) nên CTR vẫn chưa được xử lý thu gom theo quy định. Lượng CTR không nhỏ vẫn phát tán ra môi trường trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Hiện nay trên toàn lưu vực có tới 159.301 các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau; Theo định hướng quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến 2010, tầm nhìn đến 2020, toàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy sẽ có 49 KCN với tổng diện tích đất 12.678 ha; 106 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất 2650 ha và khoảng 1400 cơ sở y tế khác; 550 làng nghề trong đó có 135 làng nghề truyền thống và 415 làng nghề mới. Đấy cũng là nguồn phát sinh chất thải (nước thải; CTR và khí thải) nguy hại, nếu không quản lý tốt các loại chất thải, đây cũng là nguồn nhân gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế - xã hội toàn lưu vực. Hiện nay lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh trên toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - Đáy là 157.080 tấn/ năm (430,3 tấn/ngày), trong đó riêng khu vực TP. Hà Nội, Hà Tây lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh là 114.070 tấn/năm (312 tấn/ngày) chiếm tỷ lệ là 72,5%. Dự báo đến năm 2020, lượng CTR nguy hại phát sinh trên toàn bộ lưu vực là 151.296 tấn/năm (690 tấn/ngày), trong đó riêng khu vực TP. Hà Nội, Hà Tây lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh là 182.512 tấn/năm (500tấn/ngày) chiếm tỷ lệ là 73%. Đến năm 2030, lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh trên toàn bộ lưu vực là 323.990 tấn/năm (900 tấn/ngày) chiếm; trong đó riêng khu vực TP. Hà Nội, Hà Tây lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh là 329.700tấn/năm (656tấn/ngày) chiếm tỷ lệ là 72,8%. Hiện nay, lượng CTRYT nguy hại phát sinh trên toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - Đáy là 973 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2020 con số này sẽ là 15,5 tấn/ ngày và đến năm 2030 là 20,4 tấn/ngày. Trong thành phần chất thải rắn công nghiệp có tới 38% là chất thải công nghiệp loại nguy hại. Đó là các chất thải có chứa thành phần kim loại nặng, các chất dung môi, thuốc bảo vệ thực vật, cấc hợp chất hữu cơ, dung môi bạc, các chất tẩy rửa, sơn, keo, dầu mỡ thải . . . cần được xử lý an toàn bằng các phương pháp đặc biệt. Tuy nhiên, toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - Đáy chỉ khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại duy nhất đặt tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - huyện Sóc Sơn - Hà Nội (URENCO tại Hà Nội hiện có 2 lò đốt CTNH công nghiệp với công suất 150kg/giờ và 100kg/giờ). 3. Đề xuất giải pháp quy hoạch quản lý CTR lưu vực sông Đáy: a. Đối với CTR sinh hoạt: - Xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp chế biến phân compost; - Xử lý bằng chôn lấp các chất trơ; - Xử lý tái chế các thành phần kim loại, giấy, thủy tinh . . .; - Xử lý đốt các chất thải nguy hại; - Các phương thức xử lý khác: công nghệ seraphin, hydromex . . . Có thể thấy rằng xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp chế biến phân vi sinh, thu hồi, tái chế phế liệu được xem là các giải pháp ưu tiên trong hoạt động quản lý CTR sinh hoạt tại các khu đô thị thuộc lưu vực sông Đáy. Cần áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp tiến tới không chôn lấp trong xử lý CTR tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Trên cơ sở do nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định vị trí, quy mô và công suất các công trình, công nghệ áp dụng đối với công trình xử lý CTR lưu vực sông Nhuệ - Đáy như sau: + Tại khu vực Hà Nội, Hà Tây: tại Hà Nội đã có 01 khu liên hợp xử lý CTR số 1 tại Sóc Sơn - Đông Anh. Mặt khác tại TP. Sơn Tây đã có khu xử lý CTR Xuân Sơn, công nghệ Seraphin do Việt Nam thiết kế - chế tạo. Cần đầu tư nâng cấp xây dựng khu xử lý CTR này, nâng cấp từ quy mô vùng tỉnh thành quy mô vùng liên tỉnh để xử lý CTR cho khu vực phía Tây của Hà Nội, TP. Hà Đông, TP. Sơn Tây và tỉnh Hà Tây. + Tại Hòa Bình: không nên tập trung đầu tư xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh với quy mô lớn như hiện nay. Chỉ nên xây dựng bãi chôn lấp với quy mô nhỏ khoảng 5 ha để chôn lấp CTR loại vô cơ và phế thải xây dựng. Có thể sử dụng các loại phế thải xây dựng để đổ nền và sản xuất vật liệu xây dựng, tiến tới áp dụng công nghệ không chôn lấp. Như vậy, các hoạt động ưu tiên cho xử lý CTR tại Thị xã Hòa Bình là đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân compost, khu thu hồi tái chế phế liệu, chuyển lò đốt CTR y tế đang có tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh về đây để xử lý toàn bộ CTRYT cho tỉnh Hòa Bình. + Các đô thị cấp tỉnh còn lại như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình cần tập trung đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân compost, khu tập trung thu hồi, tái chế phế liệu, lò đốt CTRYT . . . cố gắng áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp tiến tới công nghệ không chôn lấp để xử lý toàn bộ CTR phát sinh tại các đô thị này. b. Quy hoạch vùng liên tỉnh quản lý CTR công nghiệp: Không kể khu xử lý CTR công nghiệp hiện có tại Nam Sơn - huyện Sóc Sơn, lưu vực sông Nhuệ - Đáy sẽ có 2 khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại khác: - Xây dựng khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại mang tính chất liên vùng để xử lý CTR công nghiệp cho khu vực phía Tây của Hà Nội và tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình. Vị trí lựa chọn tại khu xử lý CTR Xuân Sơn - Sơn Tây. - Xây dựng khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại mang tính chất liên vùng để xử lý CTR công nghiệp cho 3 tỉnh: Hà Nam; Nam Định và Ninh Bình. 4. Kết luận và kiến nghị: a. Kết luận: Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong ba lưu vực hệ thống các sông của Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu do nước thải và chất thải rắn chưa được quản lý tốt và đúng quy cách, xử lý CTR bằng biện pháp chôn lấp tỏ ra kém hiệu quả - gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy, nghiên cứu quy hoạch quản lý CTR tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy là cấp thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Quy hoạch quản lý CTR là quy hoạch chuyên ngành xây dựng, nhóm chuyên gia nghiên cứu đã điều tra khảo sát tại 6 tỉnh/TP thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nhằm tìm ra những bất cập và tồn tại trong công tác quy hoạch quản lý CTR tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học và thực tế, đó là: điều tra - đánh giá thực trạng quy hoạch quản lý CTR và cơ sở pháp lý (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý CTR; Thông tư số 13/2007/TT-BXD về quy hoạch quản lý CTR); đặc điểm - thành phần - tính chất của CTR; Dự báo lượng CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế phát sinh; các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch quản lý. Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kiến Trúc phối kết hợp với nhóm nghiên cứu Trung Tâm Môi trường - Viện QH Đô thị Và Nông thôn - Bộ Xây dựng đã đề xuất quy hoạch quản lý CTR cho các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy, như sau: - Quy hoạch quản lý các loại chất thải rắn (sinh hoạt; công nghiệp; ytê) từ thu gom, phân loại, lưu giữ, vẫn chuyển và xử lý. Trong đó chú trọng giai đoạn tái chế – thu hồi tài nguyên, áp dụng công nghệ không chôn lấp. Nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Trước đây, các điểm tập trung rác chưa được thiết kế và không có trong nội dung của hồ sơ quy hoạch. Hiện tại, các phương tiện đựng CTR bố trí không theo quy định (thường đặt bên lề đường giao thông) làm ảnh hưởng xấu đến giao thông và vệ sinh môi trường. Vì vậy cần quy hoạch xây dựng các điểm tập trung chất thải trong hệ thông thu gom CTR đô thị. - Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng cho công tác quản lý CTR của thị xã Phủ Lý (Hà Nam). b. Kiến nghị: Để công tác quản lý CTR tại nguồn đạt hiệu quả, chính quyền địa phương cần đầu tư đủ trang thiết bị (lưu trữ, vận chuyển), khuyến khích các tổ chức xã hội và các đối tượng tham gia hoạt động quản lý CTR từ khâu thu gom - phân loại - tái chế, chú trọng bảo vệ tài nguyên - môi trường. Sự phối hợp và giải quyết đồng bộ của chính quyền các địa phương trong công tác quy hoạch quản lý CTR lưu vực sông Nhuệ - Đáy là yếu tố quan trọng để bảo vệ môi trường nước sông./. |
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009
Quản lý chất thải rắn Lưu vực sông Đáy - Thực trạng và giải pháp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét