Những con số công bố mới đây cho thấy, tất cả các loại khí thải độc hại ở tại các đô thị Việt Nam đều đã quá mức tiêu chuẩn cho phép rất nhiều.
Thiệt hại từ 0,3- 0,6% GDP
Ông Michael Walsh thuộc Hội đồng quốc tế về giao thông sạch (ICCT) Hoa Kỳ đưa ra thông tin giật mình: Mức độ ô nhiễm bụi khói một số điểm ở Hà Nội qua đo thực tế đã tới 500à/m3, gần bằng mức độ ô nhiễm khói lẫn trong sương mù năm 1952 ở Luân Đôn làm hàng nghìn người tử vong.
Trong khi đó nguyên nhân chính là do lượng phát thải từ môtô xe máy hiện đang bị thả nổi không kiểm soát được. Tham luận của ông Lê Anh Tú - Cục Đăng kiểm Việt Nam - cũng cho thấy các loại khí độc hại như HC, Co, SO2, CO2, NOx trong không khí tại các đô thị Việt Nam đều vượt, thậm chí gấp hơn hai lần tiêu chuẩn cho phép ở những khu vực mật độ giao thông cao.
Theo thống kê khảo sát của ông Nguyễn Tương Sơn, mỗi năm có 626 người chết và 1.547 người bị mắc bệnh hô hấp do không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cũng theo tính toán của Viện Y tế lao động, Hà Nội bị tổn thất mỗi ngày 1 tỷ đồng do ô nhiễm không khí.
Trong đó, phát thải xe máy là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Mức thiệt hại về kinh tế do khí thải xe máy được các nhà nghiên cứu đưa ra là hơn 50 triệu USD/ năm tại TP Hồ Chí Minh và hơn 20 triệu USD/năm tại Hà Nội. Đáng ngại là mức thiệt hại ngày càng tăng, chiếm từ 0,3 -0,6 % GDP của TP. Trong khi đó, lượng xe máy không ngừng tăng, năm 2006 đã lên tới con số 18 triệu xe.
Không thể chần chừ
Các quốc gia như Ấn Độ, Thái-lan... là những nước có nhiều xe môtô xe gắn máy đều thực hiện việc kiểm soát phát thải xe máy. Mặc dù mỗi quốc gia có những biện pháp khác nhau, nhưng theo như ông Michael Walsh thì đều nằm trong những hình thức chung sau.
Thứ nhất: Kiểm soát công nghệ sản xuất môtô xe máy, áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2-4. Thứ hai sử dụng nhiên liệu sạch, có động thái kiên quyết tách các chất độc hại như chì (Việt Nam đã làm ) lưu huỳnh... ra khỏi xăng. Thứ ba phải quy hoạch giao thông hợp lý giảm thiểu tắc nghẽn giao thông vì khi các phương tiện bị tắc nghẽn nồng độ khí thải độc hại tăng đột biến. Thứ tư có chế độ bảo dưỡng thích hợp với xe máy. Thứ năm là có lộ trình loại bỏ xe máy cũ.
Với hiện trạng ô nhiễm không khí từ phát thải xe máy đang báo động tại Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đưa ra ba nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp trước mắt, gồm: Kiểm tra khí thải định kỳ cho xe đang lưu hành với lộ trình phù hợp; áp dụng tiêu chuẩn Euro 2 cho xe mới; nâng cao chất lượng nhiên liệu phù hợp với tiêu chuẩn phương tiện. Nhóm giải pháp thường xuyên lâu dài gồm: Quản lý điều hành tổ chức giao thông giảm ùn tắc, nâng cao ý thức cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Nhóm giải pháp hỗ trợ gồm: Lắp đặt bộ xử lý khí thải cho xe đang sử dụng; sử dụng các loại thuế phí môi trường như một công cụ điều tiết lượng xe máy, khuyến khích loại bỏ xe cũ...
Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện kiểm soát khí thải xe máy tại Việt Nam còn do lượng xe quá lớn, đòi hỏi một lực lượng thiết bị và nhân lực lớn, thói quen sử dụng xe máy tự do của người dân khiến các nhà quản lý vẫn phải nghiên cứu cân nhắc.
Ông Michael Walsh thuộc Hội đồng quốc tế về giao thông sạch (ICCT) Hoa Kỳ đưa ra thông tin giật mình: Mức độ ô nhiễm bụi khói một số điểm ở Hà Nội qua đo thực tế đã tới 500à/m3, gần bằng mức độ ô nhiễm khói lẫn trong sương mù năm 1952 ở Luân Đôn làm hàng nghìn người tử vong.
Trong khi đó nguyên nhân chính là do lượng phát thải từ môtô xe máy hiện đang bị thả nổi không kiểm soát được. Tham luận của ông Lê Anh Tú - Cục Đăng kiểm Việt Nam - cũng cho thấy các loại khí độc hại như HC, Co, SO2, CO2, NOx trong không khí tại các đô thị Việt Nam đều vượt, thậm chí gấp hơn hai lần tiêu chuẩn cho phép ở những khu vực mật độ giao thông cao.
Theo thống kê khảo sát của ông Nguyễn Tương Sơn, mỗi năm có 626 người chết và 1.547 người bị mắc bệnh hô hấp do không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cũng theo tính toán của Viện Y tế lao động, Hà Nội bị tổn thất mỗi ngày 1 tỷ đồng do ô nhiễm không khí.
Trong đó, phát thải xe máy là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Mức thiệt hại về kinh tế do khí thải xe máy được các nhà nghiên cứu đưa ra là hơn 50 triệu USD/ năm tại TP Hồ Chí Minh và hơn 20 triệu USD/năm tại Hà Nội. Đáng ngại là mức thiệt hại ngày càng tăng, chiếm từ 0,3 -0,6 % GDP của TP. Trong khi đó, lượng xe máy không ngừng tăng, năm 2006 đã lên tới con số 18 triệu xe.
Không thể chần chừ
Các quốc gia như Ấn Độ, Thái-lan... là những nước có nhiều xe môtô xe gắn máy đều thực hiện việc kiểm soát phát thải xe máy. Mặc dù mỗi quốc gia có những biện pháp khác nhau, nhưng theo như ông Michael Walsh thì đều nằm trong những hình thức chung sau.
Thứ nhất: Kiểm soát công nghệ sản xuất môtô xe máy, áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2-4. Thứ hai sử dụng nhiên liệu sạch, có động thái kiên quyết tách các chất độc hại như chì (Việt Nam đã làm ) lưu huỳnh... ra khỏi xăng. Thứ ba phải quy hoạch giao thông hợp lý giảm thiểu tắc nghẽn giao thông vì khi các phương tiện bị tắc nghẽn nồng độ khí thải độc hại tăng đột biến. Thứ tư có chế độ bảo dưỡng thích hợp với xe máy. Thứ năm là có lộ trình loại bỏ xe máy cũ.
Với hiện trạng ô nhiễm không khí từ phát thải xe máy đang báo động tại Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đưa ra ba nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp trước mắt, gồm: Kiểm tra khí thải định kỳ cho xe đang lưu hành với lộ trình phù hợp; áp dụng tiêu chuẩn Euro 2 cho xe mới; nâng cao chất lượng nhiên liệu phù hợp với tiêu chuẩn phương tiện. Nhóm giải pháp thường xuyên lâu dài gồm: Quản lý điều hành tổ chức giao thông giảm ùn tắc, nâng cao ý thức cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Nhóm giải pháp hỗ trợ gồm: Lắp đặt bộ xử lý khí thải cho xe đang sử dụng; sử dụng các loại thuế phí môi trường như một công cụ điều tiết lượng xe máy, khuyến khích loại bỏ xe cũ...
Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện kiểm soát khí thải xe máy tại Việt Nam còn do lượng xe quá lớn, đòi hỏi một lực lượng thiết bị và nhân lực lớn, thói quen sử dụng xe máy tự do của người dân khiến các nhà quản lý vẫn phải nghiên cứu cân nhắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét