Google và các dịch vụ tìm kiếm lớn khác như Yahoo chỉ "thông thuộc" một phần nhỏ của Internet. Những phần không được đưa vào danh mục tìm kiếm thường là tài liệu chất lượng cao, ví dụ như ấn phẩm khoa học hàn lâm hoặc cũng có thể là cơ sở dữ liệu mà robot tìm kiếm không biết cách truy cập v.v...
Tìm kiếm hiệu quả hơn với những thủ thuật đơn giản mà ít người biết tới.
1. Dùng các cú pháp bổ sung
Thay vì đơn giản gõ từ khoá vào ô tìm kiếm, bạn có thể chèn thêm vài kí tự đặc biệt để giới hạn phạm vi tìm kiếm như:
A +B: tìm kiếm site có chứa cả từ khoá A và B
A -B: tìm kiếm site chứa từ khoá A mà không có B
A**: tìm kiếm các từ khoá có chứa A, ví dụ ABC, AAC, AAA
2. Từ điển Anh-Anh
Bên cạnh sử dụng các từ điển Anh-Việt trực tuyến phổ biến như Vdict, bạn có thể dùng Google để tra thêm nghĩa Anh-Anh của bất kì từ nào bằng cách kèm thêm define vào ô tìm kiếm, ví dụ define: book. Google sẽ cho ra ít nhất 10 định nghĩa "góp nhặt" từ Internet của chữ book. Chức năng này tỏ ra cực kì thuận tiện với người dùng có vốn tiếng Anh khá, hoặc khi bạn gặp một từ mà không biết nói về vấn đề gì.
3. Kiểm tra giờ nước khác
Google có thể "tìm kiếm" giờ giấc ngay từ thanh tìm kiếm, bằng cách gõ time, ví dụ time Paris để biết giờ Paris hiện tại.
4. Chuyển đổi đơn vị
Nhiều người thường dùng từ khoá "converter" để tìm các công cụ chuyển đổi mà không biết bản thân Google cũng có khả năng chuyển đổi đơn vị. Điểm đặc sắc của "máy chuyển đổi đơn vị" này là hiểu được tiếng Anh đơn giản, ví dụ gõ 12cm to inch sẽ tự chuyển đổi 12 cm sang đơn vị inch, hoặc 20c in f để chuyển qua lại giữa độ C và độ F - rất thuận tiện khi đọc tài liệu nước ngoài.
5. "Máy tính bỏ túi"
Thanh tìm kiếm của Google cũng là máy tính bỏ túi khá thuận tiện. Gõ một phép tính vào, Google sẽ tính hộ bạn, với các kí tự +,-, * cho nhân và / cho chia, ^ cho dấu mũ v.v... Google thậm chí hỗ trợ cả các phép toán cao cấp, ví dụ như 5*9+(sqrt 10)^3=, với sin, cos, tan, và sqrt là căn bậc hai.
6. Xem các site không còn tồn tại
Nếu kết quả tìm kiếm qua Google dẫn đến một site không còn tồn tại, bạn có thể nhấn vào chữ "cache" ở ô kết quả để tìm trang được lưu trên máy chủ Google, hoặc dùng cú pháp cache:địa chỉ siteđể đọc trang được lưu. Trang cache cũng được đánh dấu sẵn từ khoá, khá thuận tiện để tìm đoạn văn bản muốn đọc.
7. Tìm trang cụ thể trong một website bất kì
Tận dụng tối đa sức mạnh của GoogleĐôi khi bạn cần tìm một trang nằm trên website nhất định, nhưng không nhớ nổi nơi nào, và site đó cũng không cho phép tìm kiếm. Trong trường hợp này, dùng câu lệnh site:[địa chỉ site] [từ khoá]
Một công cụ khác khá hữu dụng là link:, chỉ rõ các site nào để link tới địa chỉ được ghi, hữu dụng khi là blogger hoặc chủ website muốn biết ai đang dùng tài liệu của mình.
8. Tìm kiếm sách
Books.google.com là công cụ cực kì thích hợp với sinh viên đại học muốn tìm sách tiếng Anh phục vụ cho công việc học tập.
9. Các dịch vụ thử nghiệm
"Phòng thí nghiệm" của Google là nơi chứa những công cụ còn đang trong giải đoạn thử nghiệm, với sản phẩm mới nhất là timeline - cho phép xem kết quả tìm kiếm theo biểu đồ thời gian thực. Cần chú ý cơ chế tìm kiếm thử nghiệm này không phải các dịch vụ thử nghiệm nằm tại Google Labs.
10.Tìm kiếm trong "thế giới ngầm" của Internet
Google và các dịch vụ tìm kiếm lớn khác như Yahoo chỉ "thông thuộc" một phần nhỏ của Internet. Những phần không được đưa vào danh mục tìm kiếm thường là tài liệu chất lượng cao, ví dụ như ấn phẩm khoa học hàn lâm hoặc cũng có thể là cơ sở dữ liệu mà robot tìm kiếm không biết cách truy cập v.v..
Tuỳ thuộc vào nội dung cần tìm, bạn có thể tìm đến dịch vụ chuyên dụng, như Open Archive để tìm thông tin về ấn phẩm điện tử, từ phim, ảnh, nhạc số, ebook, science.gov để tìm thông tin về các website chính phủ Mĩ, tìm kiếm học thuật của chính Google, danh mục sách thư viện v.v...
(Theo Theo Người Lao Động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét